Học tập đạo đức HCM

Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh thiệt hại lớn sau mưa lũ

Thứ hai - 02/11/2020 19:48
Đợt mưa lũ lịch sử diễn ra vừa qua đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản của người dân các tỉnh miền Trung. Tại Hà Tĩnh, bà con nuôi trồng thủy sản hầu như bị mất trắng bởi tôm cá bị nước lũ cuốn trôi, phần còn lại cũng bị chết do sốc môi trường sau khi nước rút.

Đến vùng nuôi tôm của Thôn Đông Hà 1 xã Thạch Long, khác hẳn cảnh những ngày thường, các chòi canh đều có người dân ở đó để chăm sóc, theo dõi đàn tôm cá của mình, tiếng máy sục khí chạy xình xịch,... thì nay, trước mắt chúng tôi là cảnh xơ xác, tiêu điều sau mưa lũ. Đâu đó, chỉ một vài hộ dân đang vớt vát những gì còn sót lại.

Vừa kéo chiếc nò đặt từ lúc sớm, Chị Nguyễn Thị Châu (thôn Đông Hà 1, xã Thạch Long) nhìn mấy con tôm sót lại mà xót. “Mất trắng rồi các cô chú ơi, hơn 2 tấn  tôm đã gần đến ngày thu hoạch, ai ngờ nước lũ đã cuốn đi hết. Xót của mà không biết làm sao”, chị Châu vừa nói, chị vừa nấc nghẹn.

Không chỉ riêng chị Châu mà cả gần 16 ha ao nuôi thủy sản của bà con  xã Thạch Long cũng nằm trong hoàn cảnh đó. Cũng là hộ nuôi trồng thủy sản tại vùng này, được biết gia đình chị Trần Thị Linh là hộ bị thiệt hại khá nặng. 7 ao nuôi của gia đình chị bao gồm tôm thẻ, tôm sú, cá nâu, cá vược, cá bớp, cua trong chốc lát cũng không còn. Chị Linh buồn bã nói: “Mặc dù gia đình đã chủ động giăng lưới quanh bờ lên cao cả mét, các máy móc được kê cao, che chắn cẩn thẩn, thế mà cũng không thắng nổi cơn lũ giữ. Xót hơn hết là ao cá  vược, cá bớp con đã hơn một cân (kg) cả mà cũng bị cuốn trôi hết. Năm nay, gia đình coi như mất trắng”.

Cũng tương tự như xã Thạch Long, các vùng nuôi trồng thủy sản khác ở huyện Thạch Hà cũng lâm vào cảnh xơ xác, tài sản của người dân đều đã bị cuốn theo dòng nước đục ngầu. Theo thống kê ban đầu, toàn huyện có hơn 760 ha diện tích bị ngập lụt, thiệt hại ước tính hơn 36 tỷ đồng.

 

Cũng là địa phương chịu ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ lịch sử, xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh mặc dù nhà cửa bị ngập lụt ít nhưng thiệt hại về nuôi trồng thủy sản là khá lớn. Hầu hết các ao nuôi đều bị nước tràn băng, nhiều hộ dân đã chủ động chuẩn bị phòng chống trước nhưng nước lên nhanh không kịp trở tay nên đành bỏ lại.

Anh Nguyễn Văn Sơn là công nhân của cơ sở sản xuất Nuôi trồng thủy sản Nghệ Tĩnh đóng tại (Thôn Tây Sơn, xã Kỳ Thọ) chia sẽ: “Chưa bao giờ tôi chứng kiến vùng nuôi này ngập sâu như vậy. Nước lên quá nhanh, anh em chỉ còn biết trơ mắt đứng nhìn gần hơn 6 tấn tôm đã đến ngày xuất bán, ước giá trị gần cả tỷ đồng đổ sông, đổ biển. Bây giờ, nước rút, ao hồ sạt lỡ hết, anh em chúng tôi cũng đang lặt lượm các dụng cụ bị hư hỏng và kiểm tra máy móc để sửa chữa, hi vọng sẽ còn dùng được để tiếp tục khôi phục lại sản xuất.”

Chủ tịch UBND xã Kỳ Thọ Hồ Văn Hiển cho biết: “Xã có hơn 200 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản. Trong đó, chủ yếu là nuôi tôm, một số ít nuôi cá và cua, đợt mưa lũ vừa qua đã làm thiệt hại hoàn toàn sản lượng thủy sản của bà con,  giá trị gần 12 tỷ đồng. Thuỷ sản là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nhất trên địa bàn xã, người dân gần như kiệt quệ. Chúng tôi đang thống kê, rà soát lại để đề xuất các chính sách hỗ trợ người nuôi khắc phục khó khăn, sớm khôi phục lại sản xuất”.

Còn ở huyện Cẩm Xuyên, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản đã bị thiệt hại hàng tỷ đồng. Gia đình anh Nguyễn Tiến Hùng (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên) là một trong những hộ nuôi tôm bị thiệt hại lớn trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên. Khi trò chuyện, anh Hùng vẫn chưa hết bần thần vì xót của, xót tôm. Anh Hùng cho biết: “Dù có chuẩn bị trước nhưng vào rạng sáng ngày 19/10, nước lên nhanh không kịp trở tay, dâng tràn qua bờ, ngập băng tất cả. Chúng tôi lúc ấy chỉ còn cách hô hoán nhau, bỏ của chạy lấy người".

Những  vùng không bị ngập lụt tại huyện Cẩm Xuyên, người nuôi trồng thuỷ sản cũng như “ngồi trên đống lửa” vì tôm, cá bị sốc nước, nhiễm bệnh và chết dần.

Theo thông tin một số hộ nuôi thủy sản ở Thị trấn Thiên Cầm, mặc dù nước không tràn bờ như những nơi khác nhưng nước mưa vào nhiều làm môi trường thay đổi quá nhanh khiến tôm, cá và nhiều diện tích nuôi sò các hộ trong vùng bị chết.

Sau khi nước rút, thấy tôm bị bệnh đỏ thân, lờ đờ rồi chết dần.

Theo thống kê sơ bộ ban đầu của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, trận lũ lịch sử đã khiến gần 2.900 ha nuôi trồng thủy sản và hơn 1.000 m3 nuôi lồng bè bị ảnh hưởng. Sản lượng ước tính thiệt hại hơn 2.600 tấn với giá trị gần 170 tỷ đồng (sản lượng nuôi ngọt hơn 1.600 tấn, sản lượng nuôi mặn lợ hơn 1.000 tấn, 11 tấn cá lồng bè). Trong đó, các huyện chịu ảnh hưởng nặng nề là: Thạch Hà (760 ha, giá trị hơn 36 tỷ), Lộc Hà (hơn 300 ha, giá trị hơn 25 tỷ), Cẩm Xuyên (hơn 420 ha, giá trị hơn 20 tỷ), Kỳ Anh (hơn 360 ha, trị giá 34 tỷ)…

Ông Lưu Quang Cần – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh cho biết: “Thiệt hại của ngành nuôi trồng thuỷ sản là hết sức nặng nề, nhiều vùng nuôi lớn của tỉnh đã bị “xoá sổ” hoàn toàn. Đơn vị đã phân công cán bộ xuống địa bàn nắm tình hình, kịp thời hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp kỹ thuật để xử lý môi trường nước đối với các diện tích nuôi trồng còn lại và thống kê thiệt hại để báo cáo lên cơ quan chức năng".

"Sau lũ lụt, môi trường nuôi xáo trộn, nhiều loại bệnh rất dễ xuất hiện, do đó, người dân cần theo dõi thường xuyên các ao nuôi tôm, hệ thống lồng bè nuôi cá, báo với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời; bổ sung vitamin C, khoáng chất vào thức ăn để tăng sức đề kháng”, ông Cần lưu ý thêm.

Phải nói rằng, trước thiệt hại nặng nề mà bà con nuôi trồng thủy sản đang phải gánh chịu để khôi phục lại sản xuất là hết sức khó khăn. Vì vậy, đề nghị các cấp chính quyền có hỗ trợ, tạo điều kiện vay vốn để các hộ có thể tiếp tục cải tạo lại ao hồ, sữa chữa hạ tầng, thả nuôi vụ mới trong thời gian tới./.

Nguyễn Hoàn/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập153
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm152
  • Hôm nay26,354
  • Tháng hiện tại219,447
  • Tổng lượt truy cập92,597,111
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây