Học tập đạo đức HCM

‘Gỡ’ doanh nghiệp, liệu có ‘gỡ’ cho nhà nông?

Thứ năm - 26/07/2012 20:23
Doanh nghiệp gặp khó còn có thể than thở và kiến nghị Bộ này, Hội nọ giải cứu, còn nhà nông gặp khó liệu biết cầu cứu ai đây?
Nhà nông “chết” mặc nhà nông!
Thực trạng “được mùa mất giá” đã làm nhà nông điêu đứng và kéo dài dai dẳng từ mùa vụ này sang mùa vụ khác. Cách đây một năm, vào cao điểm mùa vụ Đông – Xuân năm 2011, giá lúa khu vực ĐBSCL giảm thê thảm, có nơi giảm tới 1.000 đồng/kg, nhiều nơi giá lúa chỉ còn từ 5.000 – 5.200 đồng/kg.
Bước sang năm 2012, trước khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tuyên bố thu mua tạm trữ lúa gạo (15/3 - 30/4/2012), giá lúa khu vực ĐBSCL đã đột ngột giảm sâu (từ 300 – 400 đồng/kg). Bất ngờ hơn, những ngày đầu tháng 3/2012, giá lúa đã giảm tiếp từ 100 – 300 đồng/kg, lúc này giá lúa tươi chỉ còn 4.000 đồng/kg, lúa khô chỉ còn 5.000 đồng/kg.
Đây là những đợt giảm giá mà những chuyên gia trong ngành cũng rất khó tiên liệu được. Điều này đã dấy lên làn sóng hoài nghi rằng liệu chính sách thu mua tạm trữ của VFA có thực sự vì lợi ích của nhà nông hay chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp?
Không dừng lại ở đó, vụ Đông – Xuân năm 2012, cụ thể là đầu tháng 7/2012, giá lúa thu mua ở ĐBSCL giảm từ 200 – 300 đồng/kg so với nửa cuối tháng 6 và giảm từ 500 – 700 đồng/kg so với đầu năm 2012. Nhiều nông dân ở ĐBSCL, nhất là các địa phương có vùng lúa nguyên liệu lớn như Đồng Tháp, Long An, An Giang lâm vào cảnh điêu đứng, nợ nần triền miên.
Ngoài lúa gạo, con cá tra được xem là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của vùng đất màu mỡ này. Tuy nhiên, cũng giống như lúa gạo, người nuôi cá tra luôn phải chịu cảnh bị tiểu thương ép giá. Cụ thể, tháng 4/2012, giá cá tra giảm còn 24.000 đồng/kg, tháng 5 tiếp tục giảm còn 22.000 đồng/kg và hiện mức giá chỉ còn khoảng trên dưới 20.000 đồng/kg.
Đại diện Sở Công Thương tỉnh An Giang cho biết, do tình hình thua lỗ trong sản xuất nên người nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh “treo” ao ít nhất là 10% diện tích nuôi. Hai sản phẩm chủ lực của tỉnh là lúa gạo và cá tra đang gặp những khó khăn như thị trường tiêu thụ giảm, giá cả xuống thấp trong khi sản lượng hàng hóa lớn. Ngoài ra, những hệ lụy từ lãi suất ngân hàng đã đẩy nhiều hộ nông dân rơi vào cảnh bán tháo với mức giá rẻ mạt.
Có thể nói, chưa bao giờ người nông dân cả nước nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng “được mùa, được giá”. Nói như ông Trần Văn Ân - một nông dân của tỉnh An Giang – khi chia sẻ với phóng viên mà cảm thấy xót xa: “Đôi lúc nhà nông tụi tui cũng chẳng thiết tha được mùa bởi nhìn những hạt lúa bóng bẩy, những con cá tươi ngon được thương lái mua với giá bèo bọt mà cảm thấy tủi thân”.


Người nông dân lam lũ, bao đời nay vẫn chỉ trông chờ ở ông trời!
Chỉ “gỡ” cho doanh nghiệp?
Trước những khó khăn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, ngày 17/7 vừa qua, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị nhằm tìm cách tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương đã thống nhất chủ trương tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.
Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng Đề án “Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp”. Liên tiếp trong các ngày 25, 26/7, Đề án này được lấy ý kiến các Bộ ngành, đơn vị liên quan ở TP.HCM và Hà Nội.
Như vậy, rõ ràng doanh nghiệp luôn được sự quan tâm, ưu ái của các cơ quan chức năng trong khi khó khăn của người nông dân chẳng khác gì khó khăn của doanh nghiệp, thậm chí, người nông dân còn phải gánh những hệ lụy nặng nề hơn do luôn bị doanh nghiệp chèn ép.
Bài toán gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà nông đã được nhắc đến từ nhiều năm nay; tuy nhiên, lợi ích cục bộ, thói quen làm ăn manh mún, chụp giựt của doanh nghiệp khiến sợi dây gắn kết này luôn bị gián đoạn. Trong khi đó, câu chuyện xây dựng chuỗi cung ứng cũng đã được các nhà khoa học đặt ra từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.
TS.Nguyễn Thị Thúy Anh, Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế Hợp tác đã từng đề xuất mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Theo mô hình này, doanh nghiệp có trách nhiệm tìm kiếm thị trường, tổ chức thu mua, cung ứng vốn, giống, vật tư, kỹ thuật… cho nhà nông; đồng thời, nhà nông có nghĩa vụ thực hiện đúng quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng thành phẩm, thống nhất thời gian thu hoạch, đảm bảo giá thu mua có lợi cho cả hai bên.
Tuy nhiên, hiện nay tiếng nói giữa Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT vẫn chưa thật sự thống nhất trong việc xây dựng lợi ích hài giữa doanh nghiệp và nông dân. Đơn cử như trường hợp nhằm đảm bảo mục tiêu xuất khẩu, Bộ Công Thương hầu như chỉ quan tâm một bên đó là doanh nghiệp, trong khi đó, Bộ NN&PTNT lại quá chú trọng chất lượng nông sản mà “quên” phối hợp với các Bộ ngành liên quan nhằm đảm bảo giá thu mua có lợi cho người nông dân.
Các nhà phân tích cho rằng, chừng nào lợi ích của người nông dân đồng thời cũng là lợi ích của doanh nghiệp thì khi đó doanh nghiệp mới không “làm khó” người nông dân. Để làm được điều này, theo các chuyên gia, cần có sự cầm trịch của một bên thứ ba, mà không ai khác đó chính là “cánh tay” của cơ quan nhà nước.
Bài, ảnh: Lê Nguyễn
Nguồn:toquoc.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập537
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm532
  • Hôm nay74,176
  • Tháng hiện tại810,286
  • Tổng lượt truy cập93,187,950
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây