uy nhiên, trải qua nhiều hội nghị với sự tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan trung ương, Cục Trồng trọt, Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy hải sản và Nghề muối, các sở nông nghiệp, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)... nhưng vẫn chưa có ý kiến thống nhất về cách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân theo phương thức nào là hợp lý, để đảm bảo hiệu lực thi hành đủ mạnh.
Theo dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất 3 hình thức tạm trữ: hộ nông dân tạm trữ tại nhà, tại cơ sở sản xuất của mình với khối lượng thấp nhất là 5 tấn/hộ; doanh nghiệp mua trực tiếp của nông dân; hộ nông dân tạm trữ thóc tại kho doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo 1 triệu tấn lúa sau thu hoạch phải được trữ lại, không được đưa ra lưu thông ngoài thị trường, tránh gây rớt giá đối với lúa gạo nội địa và xuất khẩu.
Ông Huỳnh Thanh Sơn, nông dân huyện Thạnh Hóa, Long An cho rằng, việc đưa về tạm trữ ở hộ nông dân là không hiệu quả về mặt kinh tế.
Ông minh chứng, một hộ nông dân có 2 héc ta trồng lúa ở Long An, đến kỳ thu hoạch được 10 tấn lúa, giả sử giá thị trường đối với lúa khô loại thường là 5.000 đồng/kg, nếu bán ngay sẽ nhận được số tiền là 50 triệu đồng.
Nếu mang từ cánh đồng về nhà máy xay xát rồi chở về đến tận nhà của ông Sơn thì ông phải mất khoảng 200 đồng/kg, tương đương 2 triệu đồng/tấn, cho chi phí xếp dỡ lên xuống ghe, vào nhà máy và vận chuyển trên đường. Còn nếu xay và sấy xong gửi tại kho nhà máy để sau đó bán lại cho nhà máy thì nhà nông sẽ không mất tiền chuyên chở và công xay xát.
Trong khi đó, với một héc ta đất trồng lúa có chủ quyền, chi phí đầu tư trồng lúa 20 triệu đồng thì ông có thể vay toàn bộ số trên từ Agribank và một số ngân hàng khác. Với 20 triệu đồng, ông phải trả lãi vay khoảng 400.000 đồng/tháng, tương đương 1,2 triệu đồng trong vòng 3 tháng. Các chương trình hỗ trợ lãi suất đối với các đối tượng mua tạm trữ lúa gạo, như đối với các doanh nghiệp hiện nay cũng chỉ có thời hạn trong khoảng 3 tháng.
“Nếu vậy, hỗ trợ lãi suất đối với phương thức tạm trữ lúa gạo tại nhà dân, điều kiện là nông dân đó đáp ứng yêu cầu về khối lượng và kho chứa, rõ ràng là chưa hiệu quả vì chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển về nhà đã vượt mức hỗ trợ”, ông nói.
Còn đối với phương thức hỗ trợ cho hộ nông dân trữ lúa tại kho doanh nghiệp lương thực được chỉ định, ông Sơn cho rằng lại càng khó khả thi. “Như cánh nông dân ở vùng Đồng Tháp Mười chúng tôi không lẽ phải chở lúa đến vùng Tân An, cách mấy chục cây số để gửi kho doanh nghiệp?”, ông đặt câu hỏi.
Ông Huỳnh Công Tiễn ở Lấp Vò, Đồng Tháp thì cho rằng, trữ lúa tại nhà rất rủi ro, hao hụt lớn. “Một héc ta lúa cho khoảng 5 tấn lúa tươi, đến khi sấy xong chỉ còn 4 tấn, nói gì đến trữ trong nhà đến 3 tháng thì còn bao nhiêu lúa nữa?”, ông Tiễn băn khoăn.
Một nguồn tin trực tiếp tham gia soạn thảo ở Cục Trồng trọt, đơn vị tiếp thu các ý kiến phản biện từ các bên, cho hay dự thảo đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn tất, trình Thủ tướng.
“Tuy nhiên, cần phải hiểu chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ thực tế là chính sách về kinh tế, không phải là chính sách xóa đói giảm nghèo. Với mục tiêu đặt như trên, đối tượng nông dân được thụ hưởng chỉ là một số nhỏ, đủ điều kiện”, ông này nói.
Theo Phạm Thái
TBKTSG
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;