Theo đó, trích ngân sách tỉnh 44,128 tỷ đồng từ nguồn chính sách nông thôn mới (được bố trí dự toán tại mục 11 phần II Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Quyết định số 2726/QĐUBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh và đã được UBND tỉnh giao kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2023 tại Quyết định số 1369/QĐ-UBND ngày 14/6/2023) để cấp cho UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện chính sách hỗ trợ tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022 - 2025 theo Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND.
Các huyện được cấp đợt này, gồm: Hương Khê 10,971 tỷ đồng, Kỳ Anh 8,123 tỷ đồng, Đức Thọ 5,204 tỷ đồng, Hương Sơn 4,340 tỷ đồng, Cẩm Xuyên 3,863 tỷ đồng, Thạch Hà 2,584 tỷ đồng, Can Lộc 2,384 tỷ đồng, Lộc Hà 1,938 tỷ đồng, Nghi Xuân 1,735 tỷ đồng, Vũ Quang 1,750 tỷ đồng, TP Hà Tĩnh 844 triệu đồng, TX Kỳ Anh 147 triệu đồng, TX Hồng Lĩnh 245 triệu đồng.
Trích ngân sách tỉnh số tiền 51,250 tỷ đồng từ nguồn chính sách nông nghiệp nông thôn (được bố trí dự toán tại mục 11 phần II Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Quyết định số 2726/QĐUBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh và đã được UBND tỉnh giao kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 tại Quyết định số 1083/QĐ-UBND ngày 16/5/2023) để cấp cho UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022 - 2025 theo Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
Các huyện được cấp kinh phí gồm: Hương Sơn 8,996 tỷ đồng, Kỳ Anh 6,819 tỷ đồng, Đức Thọ 6,476 tỷ đồng, Thạch Hà 5,529 tỷ đồng, Can Lộc 4,749 tỷ đồng, Hương Khê 3,507 tỷ đồng, Cẩm Xuyên 3,292 tỷ đồng, Lộc Hà 2,037 tỷ đồng, Nghi Xuân 1,960 tỷ đồng, Vũ Quang 1,684 tỷ đồng, TP Hà Tĩnh 4,845 tỷ đồng, TX Kỳ Anh 992 triệu đồng, TX Hồng Lĩnh 364 triệu đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện cấp phát, giải ngân nguồn kinh phí kịp thời, đúng quy định.
Nhiều địa phương trong tỉnh đang tích cực huy động nguồn lực nâng cấp hạ tầng giao thông đảm bảo theo tiêu chí NTM nâng cao, kiểu mẫu
UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện kịp thời, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả và thực hiện thanh quyết toán theo đúng chế độ quy định hiện hành; định kỳ (tháng) báo cáo tiến độ, kết quả giải ngân nguồn kinh phí gửi Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan.
Đồng thời, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện năm 2023 theo quy định của Nghị quyết số 44/2021/NQ/HĐND, Nghị quyết số 51/2021/NQ/HĐND và gửi các sở, ngành theo lĩnh vực chính sách gắn với chức năng quản lý Nhà nước của các sở, ngành rà soát, thẩm định và tổng hợp (cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 44 do Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tổng hợp chung; cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 51 do Sở NN&PTNT tổng hợp chung) gửi Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Trong mọi trường hợp, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về tính chính xác, đảm bảo theo đúng quy định pháp luật của các thông tin, số liệu, kinh phí đề nghị hỗ trợ, nội dung thẩm định, thanh quyết toán, kiểm soát chi đối với khoản kinh phí được cấp.
Ngô Thắng - Bá Tân
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã