Học tập đạo đức HCM

Đào tạo nghề gắn với địa phương

Thứ bảy - 24/03/2012 23:39
Nhằm tăng tốc quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động tại vùng ven đô thị bắt kịp với tốc độ đô thị hóa, năm 2010, Chính phủ triển khai Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó có lao động vùng ven đô thị, đến năm 2020.

Đề án này được Chính phủ hỗ trợ xấp xỉ 26 nghìn tỉ đồng. Mục tiêu của đề án này là đào tạo bình quân 1 triệu lao động/năm và giải quyết việc làm gắn với việc học cho 70% đối tượng được đào tạo. Đề án chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn cho bà con nông dân, chuyển đổi từ làm nông nghiệp sang làm nông nghiệp hiện đại hoặc phát triển công nghiệp hay dịch vụ.
Cần đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ven đô thị. Ảnh: Hoàng Hà
 
Có 4 hình thức đào tạo gồm đào tạo nghề ngay tại xưởng sản xuất để vừa học vừa làm, quy hoạch phát triển nhân lực ngay chính địa phương để nắm được chính xác nhu cầu lao động, xây dựng và hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề địa phương;  chú trọng công tác công bố thông tin, tuyên truyền với sự tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng từ cấp huyện. Riêng đối với làng nghề truyền thống, đề án có chương trình đào tạo nghề cho các nghệ nhân trong quá trình phát triển làng nghề. Tại một số làng, các cán bộ thực hiện đề án còn nỗ lực khôi phục một số ngành nghề truyền thống đã mất.
Ông Mạc Văn Tiến - Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết sau 2 năm thí điểm, các mô hình của đề án được áp dụng tại các làng Bát Tràng (Hà Nội), Tiên Dũng (Bắc Giang)... đã thu được những kết quả khá khả quan, được lòng người dân các vùng ven đô thị. Chất lượng và năng suất sản xuất và tiêu thụ tại các vùng ven đô thị và nông thôn tăng cao rõ rệt, giúp thu nhập của những người dân tăng lên. Theo ông Tiến, đề án này không hề giống các chương trình đào tạo trước đó, vốn chỉ dừng ở mức hỗ trợ, mà gắn đào tạo với việc làm, an sinh xã hội cho người dân. Ngoài ra, đề án mang tính chất gắn liền với thôn, bản, làng, xã và được hệ thống chính trị các cấp vào cuộc, do đó không bị xa rời thực tiễn với nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, điểm khác biệt cốt lõi của đề án là chú trọng tuyên truyền ý thức và kiến thức cho bà con để có thể đủ tâm thế bắt kịp với nhịp độ đô thị hóa quá nhanh như hiện nay.    

Theo ông Nguyễn Sĩ Hiền (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội HN), HN có thể trở thành địa điểm lý tưởng để các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn vì nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, có vị trí địa lý thuận lợi cũng như có quỹ đất để phát triển công nghiệp.
Ngoài ra đây cũng là nơi tập trung các cơ quan bộ ngành của nhà nước, giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng đề xuất kiến nghị, tư vấn, giải quyết thủ tục nhanh chóng; đồng thời là một địa điểm du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đồng đều, tỉ lệ người lao động qua đào tạo thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông quá tải; vấn đề môi trường trong các khu công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
Theo các chuyên gia, để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài mạnh hơn trong thời gian tới, HN cần xây dựng một chính sách đầu tư hấp dẫn hơn (thuế, giá thuê đất, thời hạn sử dụng đất, đặc biệt là thủ tục cần minh bạch); mô hình khu công nghiệp nên đa dạng, linh hoạt; chú trọng yếu tố môi trường và quy định rõ ràng thủ tục chế độ “một cửa”.
M.Ka

Thực tế, nhu cầu của người dân đô thị, cả về chất lượng và số lượng, đang và sẽ là một động lực thúc đẩy cải tiến nông nghiệp ven đô trở thành nền nông nghiệp bền vững. Chuyên gia Nguyễn Ngọc Mai cả Viện Nghiện cứu và Phát triển nông nghiệp thế giới (CIRAD) cho rằng  nông nghiệp ven đô cần được phát triển theo hướng gắn kết với nhu cầu của người dân đô thị và kết nối giữa nông nghiệp và nhu cầu quy hoạch đô thị. Để nông nghiệp ven đô hoạt động hiệu quả, chính quyền đô thị phải được giao quyền quản lý mới đạt được sự kiểm soát gắt gao nhất.
Theo chuyên gia Denis Sautier cũng thuộc CIRAD, muốn phát triển nông nghiệp ven đô một cách bền vững trong tương lai thì phải tổ chức sản xuất nông nghiệp ngay tại khu vực đô thị, trong khi chính quyền cần thừa nhận vai trò tích cực của nông nghiệp ven đô trong việc giải quyết việc làm, cung cấp thực phẩm và các dịch vụ phục vụ cho toàn đô thị.
M.K
 
 Theo laodong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Hôm nay70,798
  • Tháng hiện tại730,125
  • Tổng lượt truy cập93,107,789
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây