Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp nông nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay

Thứ tư - 28/03/2012 09:29
Một trong những vướng mắc chính mà các doanh nghiệp nông nghiệp đang gặp phải hiện nay là khó tiếp cận vốn để mở rộng sản xuất. Thực tế này được nêu tại Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp khu vực phía Bắc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 27/3 tại Hà Nội.


Theo Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu (Aprocimex) Đoàn Trọng Lý, năm 2011, hàng loạt doanh nghiệp nông nghiệp bị đình đốn sản xuất, tăng trưởng âm vì không tiếp cận được vốn ngân hàng hoặc nếu vay được thì lãi suất quá cao.

Công ty TNHH Hòa Bình Minh, có 70 lao động sản xuất nông nghiệp, được thành lập từ năm 2004. Ông Bùi Minh Lực, Giám đốc công ty cho biết: “Bên cạnh khó khăn vì phải thuê mặt bằng của dân với giá cao, các ngân hàng thương mại thường không rộng cửa cho các doanh nghiệp nông nghiệp vay. Thế nên việc tiếp cận vốn ngân hàng với chúng tôi rất khó”.
 

Sản phẩm dưa chuột muối đóng hộp xuất khẩu của Công ty Cổ phần quốc tế Hà An tại Khu công nghiệp Hapro, Gia Lâm (Hà Nội). Ảnh: Trần Việt - TTXVN


Đây cũng là vướng mắc của công ty chăn nuôi TNHH Bình An (tỉnh Yên Bái). Bà Đặng Thị Tuyết, Giám đốc công ty cho biết, cách đây 2 năm, bà thế chấp nhà để vay tiền của Ngân hàng NN&PTNT. “Căn nhà giá trị 5 tỷ đồng mà chỉ được vay 600 triệu đồng. Chuyển sang Ngân hàng Công thương, tôi mới vay được 1,1 tỷ đồng. Sau đó, “cắm” thêm 2 trang trại nữa thì được vay tổng cộng là 3,5 tỷ đồng nhưng ngân hàng chỉ cho vay đến 5 - 6 tỷ đồng đã khoanh lại, không cho vay tiếp với lí do là “doanh nghiệp không có thu”.

Hiện nay, Công ty Bình An có 270 con lợn nái đẻ, 1.500 con lợn thịt, 100 con lợn rừng. Mỗi tháng, đàn lợn vẫn sinh sản đều được 350 - 400 con lợn con. “Sản xuất của công ty tôi mới bước sang năm thứ ba. Sau 2 năm cho vay, ngân hàng đã đòi thu nợ luôn. Mặc dù sản xuất chúng tôi vẫn phát triển, đàn lợn chúng tôi vẫn đang tăng, tài sản chúng tôi ước phải đến mười mấy tỉ đồng nhưng ngân hàng vẫn không tạo điều kiện cho vay vốn”, bà Tuyết bức xúc. Không được ngân hàng cho vay thêm, thành ra, nhiều lúc, doanh nghiệp này phải đi vay tín dụng đen, lãi suất cao gấp 4 - 5 lần lãi suất của ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng lãi suất vay mà các doanh nghiệp nông nghiệp đang phải chịu là quá cao. “Với lãi suất cho vay 19 - 20% như hiện nay, các doanh nghiệp chăn nuôi không thể nào kham nổi”, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi nói. Mặc dù đã có Nghị định số 61/2010/NĐ - CP ngày 4/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhưng theo ông Đoàn Trọng Lý thì chính sách hỗ trợ không đi vào thực tiễn và không giúp ích nhiều cho doanh nghiệp. Vì lãi suất cao mà điều kiện tiếp cận nguồn vốn cũng ngặt nghèo”.

Tuy rất chia sẻ với các doanh nghiệp về khó khăn trên, nhưng ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cũng thẳng thắn: “Thực tế, vốn ngân hàng không thiếu. Nhưng ngân hàng phải rất thận trọng khi cho vay. Phải ‘trông giỏ bỏ thóc’ bởi tiền cho vay là tiền của dân”.

“Hiện nay có 18 chương trình ưu đãi tín dụng dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nhưng doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh rõ ràng thì mới thuyết phục được ngân hàng cho vay”, đại diện của Ngân hàng Nhà nước khẳng định.

Lý giải nguyên nhân nhiều doanh nghiệp nông nghiệp không tiếp cận được các nguồn vốn vay của ngân hàng, ông Phạm Xuân Hoàn, Phó trưởng Ban Đổi mới doanh nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, do phương án kinh doanh chưa khả thi, năng lực tài chính yếu nên nhiều doanh nghiệp chưa đủ điều kiện thế chấp và tín chấp đối với khoản vốn xin vay.

Thống kê của Ban Đổi mới doanh nghiệp cho thấy trên 98% số doanh nghiệp nông nghiệp của nước ta hiện là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỉ đồng chiếm tới trên 90%. Số doanh nghiệp đạt mức vốn trên 200 tỷ đồng chỉ chiếm 1%. Mức vốn trên cho thấy quy mô của các doanh nghiệp nông nghiệp còn nhỏ so với doanh nghiệp các ngành kinh tế khác. Bên cạnh quy mô vốn nhỏ, trình độ lao động thấp và công nghệ lạc hậu cũng là yếu tố kìm hãm các doanh nghiệp nông nghiệp.

Theo ông Phạm Xuân Hoàn, để trợ giúp doanh nghiệp nông nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2015 phải triển khai các chương trình, dự án để đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ, phát triển cụm liên kết doanh nghiệp. Đặc biệt, cần chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp ở địa bàn nông thôn, miền núi, miền biển, vùng sâu, vùng xa.
Nguồn baotintuc.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Hôm nay25,131
  • Tháng hiện tại800,409
  • Tổng lượt truy cập91,974,138
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây