Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ cây gió trầm

Thứ sáu - 01/08/2014 03:20
Cách đây hơn 10 năm về trước, nhiều gia đình ở các xã vùng thượng của huyện Kỳ Anh chọn các loại cây trồng như keo, bạch đàn, tràm làm cây chủ lực để phát triển kinh tế thì riêng đối với gia đình ông Nguyễn Giang Nam ở thôn Tân Cầu –xã Kỳ Hợp lại chọn cho mình một lối đi riêng bằng việc phát triển cây gió trầm.

 


Vườn cây gió trầm của gia đình ông Nguyễn Giang Nam
         Với diện tích trang trại rộng gần 12 ha, ông Nguyễn Giang Nam ở thôn Tân Cầu –xã Kỳ Hợp- huyện Kỳ Anh đã mạnh dạn đầu tư trồng cây dó trầm. Đây khá lạ của 1 người nông dân vào thời điểm đó. Bởi thực tế,  rất ít trường hợp gặp được trầm và nhờ đó mà đổi đời.  Do đó, trồng cây dó để tạo trầm thì chưa ai nghĩ tới, thấy ông khai hoang đất trồng dó trầm với diện tích hàng chục ha, người dân quanh vùng cho ông là “hoang tưởng”. Nhưng với  bản tính cần cù, chịu khó, ông Nguyễn Giang Nam  đã mạnh dạn và quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình trồng những vườn cây gió trầm.  Năm 2000, ông đã lặn lội lên tận Hương Khê, Hương Sơn tìm hiểu và mua  9.500 cây giống về trồng trên diện tích gần 12 ha. Với phương châm ” Lấy ngắn nuôi dài”, thời gian đầu, ông Nam trồng xen giữa rừng dó  trầm là các loại cây lâm nghiệp như keo, tràm. Đến nay, đã cho thu hoạch 2 lứa cây nguyên liệu,  mang lại một nguồn thu nhập đáng kể để trang trải trong gia đình.
          Nhờ thực hiện đúng quy trình khoa học kỷ thuật trong trồng dó trầm cùng với những kinh nghiệm học hỏi được. Đến thời điểm này, rừng gió trầm của gia đình ông Nam đã hơn 10 năm tuổi, bình quân cây phát triển cao từ  7 -10 m, đường kính trung bình từ 10 -15 cm đã sẳn sàng cho việc lấy dầu, cấy trầm. Không giấu được vui mừng trước những thành quả đạt được, bình quân mỗi cây dó trầm được thương lái mua với giá 1 triệu đồng/ 1 cây, vừa qua, ông xuất bán 200 cây thu về cho gia đình gần 200 triệu. Nếu bán vào thời điểm này, vườn gió trầm của ông sẽ cho thu nhập hơn 9 tỷ đồng. Đây là con số mơ ước của người  nông thôn ở các xã vùng thượng của huyện Kỳ Anh. Nếu đem so sánh với các loại cây khác, giá trị của cây dó bầu hơn hẳn. Việc đưa cây dó trầm vào phát triển ở Kỳ Hợp là chủ trương nhằm chuyển đổi nhanh, mạnh cơ cấu cây trồng, thay thế những loại cây trồng ít hiệu quả, sang trồng cây có giá trị kinh tế cao.  Tuy nhiên, để chế biến tinh đầu và đầu tư ứng dụng kỷ thuật cấy trầm, hiện nay, ông Nam đã phối hợp với 1 số doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam  để đầu tư ứng dụng kỷ thuật cấy trầm trên diện tích 200 cây dó trầm đã có trên 1o năm tuổi. Nếu thành công sẽ mở ra hướng đi mới cho người trồng dó trầm  ở các xã miền núi của huyện Kỳ Anh.
Để cây gió trầm phát triển bền vững, thời gian tới, cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo hộ giúp dân phát triển đại trà và tạo ra thương hiệu trầm hương Hà Tĩnh trong tương lai.Trồng cây Dó trầm  tạo trầm là mô hình không những đem lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường mà nó còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển loài cây đặc hữu có giá trị đặc biệt này.

Mạnh Hải- Phạm Tuấn
Nguồn kyanh.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm160
  • Hôm nay26,965
  • Tháng hiện tại252,113
  • Tổng lượt truy cập85,159,149
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây