Học tập đạo đức HCM

Từ bỏ lương bạc triệu, Hoàng “khùng” phủ xanh “vùng đất chết”

Thứ sáu - 25/07/2014 00:23
Từ bỏ mức lương cán bộ kỹ thuật thủy sản hơn chục triệu đồng mỗi tháng và quyết tâm làm giàu trên chính quê hương, anh Hồ Phúc Hoàng (SN 1987) ở xóm Văn Đông, xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu, Nghệ An đã phủ xanh “vùng đất chết”.

Một lần về quê, thấy vùng đất Cồn Ma rộng mênh mông nhưng hoang vu, Hoàng nghĩ, ở nhiều nơi đất cằn cỗi, người ta còn làm giàu được, sao vùng đất đẹp thế này mình lại bỏ hoang?

Nghĩ là làm, Hoàng bàn với vợ và cùng mấy anh trai thuê vùng đất Cồn Ma làm trang trại. Đầu tháng 12.2013, anh thuê 3,5ha đất cồn hoang. Khó khăn của anh lúc bấy giờ là vốn vì trong tay chỉ vỏn vẹn có 60 triệu đồng.

Dọn dẹp xong, tháng 12.2013, anh thuê máy ủi về san lấp mặt bằng. Chỉ riêng tiền công khai hoang đã ngốn của vợ chồng anh 200 triệu đồng. Anh phải thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng, mượn người thân, bạn bè thêm 500 triệu đồng để mua giống, máy móc, giàn lưới... để trồng gấc cao sản.

Anh chọn gấc vì đây là giống chịu hạn tốt, dễ trồng, là dược liệu chữa được nhiều bệnh. Để xây dựng mô hình phát triển bền vững, ổn định đầu ra cho sản phẩm, anh đến Công ty cổ phần Hòa Việt, một doanh nghiệp chế biến dược liệu, đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm. Với kế hoạch cụ thể, anh được công ty đồng ý ký hợp đồng 5 năm. Đất ở đây tuy toàn là cát nhưng nguồn nước ngầm ổn định, gấc được chăm sóc tốt sẽ phát triển rất nhanh.

Cồn Ma hoang vu, đầy cây dại ngày nào giờ đã phủ một màu xanh của dưa hấu, dưa leo, 3.500 gốc gấc cao sản. Anh đã đầu tư hệ thống dàn máy phun sương trị giá 30 triệu đồng nhập từ Đài Loan cho trang trại của mình.

“Mình xác định, đầu tư vào nông nghiệp không lo lỗ. Vụ dưa hấu vừa rồi mình thu vài chục triệu đồng để trả tiền công cho người làm và tiền điện bơm nước. Trang trại của mình ở trên nền đất cao nhất của xã, nên mưa lũ không lo bị ngập”- Hoàng cho hay.

Kế hoạch của anh sẽ trồng thêm cây dược liệu và xây dựng hệ thống nuôi cá sinh học công nghệ cao. Anh đã thử nghiệm mô hình này nhưng vì thiếu vốn nên chưa thể hiện thực hóa ý tưởng.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập250
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm247
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại203,791
  • Tổng lượt truy cập88,882,125
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây