Cách đây hai năm, khi một người xa quê về chỉ dạy người dân cách đan các loại đồ thủ công như rổ, rá, đụt, đó..., lúc đầu mới được tiếp xúc với nghề này, nhiều người rất nản vì khó học nên không ít người đã bỏ cuộc. Bác Nguyễn Thị Sâm năm nay đã hơn 60 tuổi nhưng lại là người học đan nhanh nhất. Bác chia sẻ: "Gia đình tôi chỉ có hai sào ruộng, nhưng sức khỏe yếu, nên tôi đã nhường lại cho gia đình con gái tôi làm. Từ khi có nghề này, tôi thấy nó phù hợp nên đã cố gắng học để tăng thêm thu nhập". Lúc đầu chỉ có bác Sâm và một vài người nữa đan được, vì thế số lượng hàng ít nên bác phải chở bằng xe đạp mang sang tận đại lý cách nhà 3, 4 km để bán. Từ khi cả làng cùng biết đan thì người dân không cần mang hàng đi nữa mà có người về tận nơi để lấy. Công việc này không hề vất vả mà lại nhàn. Ở làng, từ các cụ già hơn 80 tuổi đến các em nhỏ học lớp 2, lớp 3 cũng có thể làm được. Những năm trước do không có nghề phụ nên những lúc nhàn rỗi trẻ em thì thường nghịch ngợm, tắm ao, hồ rất nguy hiểm, đàn bà con gái thì tụ tập nói chuyện, đàn ông thì rượu chè vì không biết làm gì. Từ ngày có nghề phụ, thay vì những chỗ tụ tập chơi bời là từng đám người ngồi vừa đan vừa chuyện trò vui vẻ. Bình thường thu nhập trung bình của người đan thành thạo là từ 70 đến 80 nghìn đồng/người/ngày. Vào dịp giáp Tết hàng bán chạy thì có thể được 100 đến 110 nghìn đồng/người/ngày. Nhiều nhà có đến ba, bốn người cùng đan nên thu nhập cũng khá. Ðiều này góp phần đáng kể nâng cao đời sống người dân. Nói là nghề phụ nhưng đối với một số gia đình thì đây lại là nguồn thu nhập chính. Như gia đình chị Phạm Thị Thúy vốn không có đất sản xuất do chị từ nơi khác chuyển đến đây sinh sống. Trước đây chị cùng chồng đi làm một vài nghề nhưng công việc vất vả và không ổn định, việc lúc có lúc không. Con cái, nhà cửa cũng không có người trông nom. Mỗi khi có việc, hai vợ chồng chị phải đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về nên việc ăn uống, học hành của hai con không có ai lo. Từ khi có nghề phụ, chị bỏ hẳn việc ở nhà vừa có thu nhập cao, ổn định lại có thể chăm lo nhà cửa và dạy dỗ con cái học hành.
Một cán bộ xã Hán Quảng cho biết: "Trước kia đời sống của nhân dân toàn xã rất khó khăn do chỉ biết làm cây lúa. Từ khi người dân thôn Thị Thôn có nghề đan thủ công, đời sống người dân trong xã thay đổi rõ rệt, không còn khó khăn như trước, chất lượng bữa ăn hằng ngày cũng được cải thiện. Công việc này không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn tận dụng được nguồn nhân lực ở mọi lứa tuổi những lúc nông nhàn".
Các sản phẩm hàng thủ công của người dân nơi đây có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp không chỉ tiêu thụ được trong nước mà còn xuất khẩu ra các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia...
BÀI VÀ ẢNH: NGUYỄN THỊ DƯ
Theo nhandan.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã