Học tập đạo đức HCM

Trồng chuối, dứa... xây nhà lầu

Thứ sáu - 24/05/2013 05:01
Vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ giàu có, điển hình là xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) Thào Dùng-một trong những triệu phú trồng chuối, dứa ở bản Cốc Phương, xã Bản Lầu cho biết, cách đây hơn 4 năm nhà anh còn thuộc diện hộ nghèo.

Thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn của Hội ND, anh được Ngân hàng CSXH cho vay 30 triệu đồng để đầu tư trồng chuối, dứa. Sau 3 năm, không chỉ trả được gốc, lãi của món vay, gia đình Thào Dùng đã có của ăn, của để.

Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng (giữa) thăm bản Cốc Phương, xã Bản Lầu.

Cốc Phương là bản đi đầu trong việc trồng chuối, dứa hàng hóa của xã Bản Lầu. Cả bản có 47 hộ dân tộc Mông, nhờ trồng chuối, dứa mà đến nay không còn hộ nghèo. Cũng nhờ trồng chuối, dứa, cao su tiểu điền mà cả xã Bản Lầu ngày càng có nhiều hộ triệu phú, tỷ phú. "Sau một vụ chuối, dứa, việc xây nhà lầu, "tậu" một chiếc xe hơi đời mới không phải là chuyện khó khăn"- ông Phạm Đăng Thế-Chủ tịch Hội ND xã bản Lầu nói.

Cũng theo ông Thế, nhiều triệu phú, tỷ phú ở nhà lầu, đi xe hơi ở xã Bản Lầu vốn trước kia là hộ nghèo. Và phần lớn họ gây dựng cơ nghiệp nhờ vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH. Xã Bản Lầu hiện có hơn 750ha trồng dứa, với giá trị thu nhập đạt 80-90 triệu đồng/ha. Diện tích trồng chuối cấy mô hiện hơn 200ha, mỗi năm mang về cho xã Bản Lầu hàng chục tỷ đồng. Cây cao su tiểu điền cũng đang phát triển mạnh ở Bản Lầu và hiện có hơn 100ha.

Dứa, chuối cấy mô, cao su và chè đang trở thành nông sản hàng hóa của Bản Lầu và ngày càng lan rộng diện tích đến các xã khác trong huyện Mường Khương. Việc mở rộng diện tích trồng các loại cây chủ lực này không thể thiếu sự tiếp sức của vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH. Riêng xã Bản Lầu, dư nợ nguồn vốn này hiện gần 23 tỷ đồng, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là chương trình cho vay hộ nghèo, hộ SXKD vùng khó khăn.

Ông Thế cho biết: "Khởi đầu mô hình trồng dứa, chuối cấy mô, cao su tiểu điền là do dân tự phát học bên Trung Quốc. Để hỗ trợ ND phát triển sản xuất bền vững, địa phương thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT cho bà con. Hội ND tỉnh, Hội ND huyện cũng thường xuyên phối hợp với Hội ND xã tổ chức hướng dẫn, bổ sung kiến thức kỹ thuật, dạy nghề ngắn hạn cho hội viên, ND trong đó tập trung vào những cây trồng chủ lực như dứa, chuối cấy mô, chè…

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Hôm nay34,505
  • Tháng hiện tại1,277,775
  • Tổng lượt truy cập88,632,845
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây