Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông nghèo khổ nên nông dân Phạm Phúc Thái ở xóm Liên Sơn, xã Tùng Lộc (Can Lộc) luôn nung nấu quyết tâm làm giàu từ đồng ruộng quê nhà. Cách đây hơn chục năm, anh đã tìm đến một trong những cánh đồng chiêm trũng nhất xã để chăn nuôi vịt đàn và cá.
Đặc biệt, cách đây 3 năm, anh đã mạnh dạn đổi những sào ruộng tốt nhất của gia đình để lấy 0,6 ha đất vùng ngập lụt nhưng xa khu dân cư để mở trang trại chăn nuôi. Từ hai bàn tay trắng, qua nhiều thăng trầm, đến nay trang trại của người nông dân yêu lao động này đã bắt đầu làm ăn có hiệu quả...
Anh Thái chia sẻ: Thời kỳ đầu, tôi đầu tư chăn nuôi nhiều loại nhưng thấy thiếu chuyên sâu, không kiểm soát được dịch bệnh nên sau đó chỉ lựa chọn nuôi lợn và cá. Vào cuối năm 2016 đến hết 2017, giá lợn xuống thảm hại, 2 chuồng nuôi quy mô 150 con/lứa thua lỗ nặng. Dẫu vậy, tôi vẫn quyết bám trụ theo phương châm lấy công làm lãi, lấy ngắn nuôi dài nên tình hình đã dần thay đổi. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, tôi bán được 170 con lợn giá cao, 80 con sắp xuất bán; cá cũng đã bán được 50 triệu đồng. Nhờ chủ động được lợn giống, nguồn thức ăn cho cá nên dự kiến năm 2018 tôi sẽ lãi khoảng trên 200 triệu đồng...
Ông Nguyễn Phúc Trịnh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tùng Lộc cho biết: Tuy điểm xuất phát thấp, đất đai hạn chế nhưng những năm gần đây nông dân trên địa bàn đã thay đổi tư duy sản xuất, đầu tư xây dựng các mô hình chăn nuôi tổng hợp để làm giàu. Ngoài mô hình của anh Thái thì trên địa bàn xã còn có 30 hộ nông dân làm trang trại, gia trại mỗi năm cho thu nhập từ vài trăm đến trên 1 tỷ đồng. Hầu hết các hộ chủ yếu chăn nuôi vịt, cá, lợn.
Trong số này có thể kể đến hộ Phan Văn Thức và Bùi Thị Canh ở thôn Tân Tùng Sơn, Nguyễn Cảnh vệ ở thôn Tây Vinh, Nguyễn Thị Lự ở thôn Tài Năng; cá biệt, mô hình của anh Nguyễn Duy Vượng ở thôn Tân Hương mỗi năm cho doanh thu trên 1 tỷ đồng, lợi nhuận trên dăm trăm triệu đồng...
Ông Nguyễn Hữu Hài - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Can Lộc cho biết: Với tinh thần hăng say lao động, ý chí vượt khó để làm giàu, hiện ở Can Lộc có 849 hộ nông dân làm kinh tế trang trại, gia trại. Trong số này có 58 hộ có mô hình quy mô lớn, 112 hộ có mô hình vừa và 679 hộ có mô hình nhỏ. Các mô hình kinh tế trang trại, gia trai của nông dân Can Lộc được hình thành và phát triển dựa trên đặc điểm thổ nhưỡng, điều kiện sinh thái của từng vùng, được người nông dân chăm lo nên đã khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh, có tình bền vững cao, quy mô ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh tế được nâng lên...
Can Lộc hiện có nhiều mô hình kinh tế hộ làm ăn hiệu quả, cho thu nhập cao, giúp giải quyết nhiều việc làm tại chỗ như: hộ anh Hồ Sỹ Đài (Thuần Thiện); ông Nguyễn Thế Long, Hoàng Thị Bình (Thiên Lộc); Anh Nguyễn Văn Chính, Vượng Lộc; ông Trần Xuân Lâm (Thanh Lộc); chị Phan Thị Hiền, ông Đặng Việt, ông Trần Thư Khương, Nguyễn Huy Phố (Thượng Lộc), ông Lê Hồng Điệp (Phú Lộc), ông Ngô Sơn (Vĩnh Lộc)...
Theo Tiếp Phúc/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;