Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Đình thoảng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc sản xuất an toàn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương cùng chung tay, phối hợp trong công tác chỉ đạo, triển khai, quản lý tốt từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu dùng, đưa chương trình đi vào thực chất, góp phần nâng cao chất lượng, thương hiệu nông sản Hà Nam.
Theo đó, thời gian tới, tỉnh Hà Nam sẽ hỗ trợ 42 mô hình liên kết sản xuất rau, củ, quả, hoa công nghệ cao có quy mô từ 3 đến 5 ha trở lên và 60 mô hình sản xuất rau, củ, quả, nấm, hoa có quy mô từ 0,2 ha đến dưới 3 ha tại các huyện thành phố thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm thuộc UBND các huyện, thành phố; 10 mô hình được cấp chứng nhận sử dụng “nhãn hiệu chứng nhận Hà Nam”. Cùng với đó, các mô hình còn được hỗ trợ mua máy in tem và nguyên vật liệu đi kèm; hỗ trợ chi phí mua mã xác thực truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa. Điều kiện để hỗ trợ đối với các mô hình sản xuất nông nghiệp là có giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Vietgap).
Đối với các mô hình liên kết sản xuất rau, củ, quả, nấm, hoa có quy mô từ 3 ha trở lên và mô hình sản xuất dưa lưới công nghệ cao, hoa công nghệ cao phải có hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp đất để hợp tác, liên kết sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn trong thời gian từ 10 năm trở lên; có hợp đồng ký kết tiêu thụ sản phẩm nông sản sạch, an toàn với các cơ sở, doanh nghiệp. Đối với các cửa hàng giới thiệu, cung cấp sản phẩm nông nghiệp an toàn: Các sản phẩm nông nghiệp được giới thiệu, cung cấp phải sản xuất ra từ cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
Việc thực hiện chương trình góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp sạch có năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất cao, bảo đảm vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng các mô hình liên kết đa dạng giữa các hộ dân, tổ hợp tác và hợp tác xã với doanh nghiệp trong việc sản xuất nông sản sạch thông qua ký kết các hợp đồng kinh tế. Đồng thời, giúp các cơ sở sản xuất nông sản, các cơ sở sản xuất mặt hàng truyền thống đạt chất lượng cao xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Sự chuẩn hóa thông tin trong tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa, bảo đảm độ tin cậy của thông tin về sản phẩm, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở cung cấp nông sản sạch và hàng hóa đạt chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.
Theo Đào Phương/nhandan.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã