Học tập đạo đức HCM

Nông dân Hải Phương làm giàu nhờ cây cảnh

Thứ hai - 22/04/2013 00:16
Từ một xã thuần nông, quanh năm gắn với cây lúa, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, nhưng giờ đây, không ít người ở xã Hải Phương, Hải Hậu, Nam Định đã trở thành những ông chủ lớn có của ăn, của để nhờ làm “bạn” với cây cảnh.



 

Phong trào trồng cây cảnh trên địa bàn huyện Hải Hậu vài năm trở lại đây đã trở thành ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao, giúp người dân xây dựng nông thôn mới. Xuôi quốc lộ 21B, chúng tôi tìm về xã Hải Phương, nơi được coi là một trong những cái “nôi” của nghề trồng cây cảnh ở Hải Hậu. Vừa đặt chân xuống đầu xã, chúng tôi đã bắt gặp những vườn cây cảnh xanh bạt ngàn với đủ mọi kiểu dáng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nghề trồng cây cảnh ở Hải Phương mới chỉ “manh nha” cách đây vài chục năm. Ban đầu chỉ là thú chơi tiêu khiển, tự phát của một số người. Trải qua thời gian, thú chơi này đã đem lại tiền tỷ cho nhiều người trong xã. Đến nay, hầu hết các hộ dân trong xã đều trồng cây cảnh, lấy cây cảnh làm hướng phát triển kinh tế. Trong đó, hàng chục hộ sở hữu vườn cây cảnh có giá hàng chục triệu đến vài tỷ đồng…
Theo chân anh Nguyễn Quang, một thợ lành nghề chuyên uốn cây cảnh, chúng tôi tìm đến nhà ông Phạm Văn Vĩnh, một chủ vườn nổi tiếng tại địa phương. Được coi là “vua” cây cảnh đất Bắc, hiện ông sở hữu vườn cây cảnh bạc tỷ với diện tích 3.800 m2. Vườn cây của ông được mệnh danh là “ngân hàng xanh” với hàng trăm cây cảnh quý, trong đó có khoảng 60 cây có giá từ 1 tỷ đồng trở lên… Khi chúng tôi đến, ông đang cặm cụi tỉa tót cho hàng cây trước cửa nhà. Ở tuổi 59 nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy sự say mê, nhiệt huyết mà ông dành cho những “đứa con” tinh thần của mình.
Ông say sưa kể cho chúng tôi nghe về cái “duyên” với cây cảnh của mình. Vốn là người trụ cột trong gia đình, hàng ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà chưa đủ ăn, ông đâu có nghĩ đến một ngày mình lại sở hữu vườn cây cảnh bạc tỉ này. Trong một lần đi thăm quan Hà Nội, tình cờ ông được ngắm vườn cây sanh với đủ hình dáng bắt mắt, ý tưởng gắn bó với cây cảnh bắt đầu từ đó. Từ ngày bị cây cảnh “hớp hồn”, ông “bỏ bê” vợ con, suốt ngày say sưa bên cây cảnh. Thậm chí những lần tình cờ gặp cây đẹp mà nhà chưa có tiền, ông còn giấu vợ con lén vay tiền ngân hàng để mua cây… Hiện trong vườn nhà ông đã có hàng trăm cây cảnh với đủ chủng loại, kích cỡ, tuổi tác.
Theo ông, để có được một cây cảnh đẹp rất khó, đòi hỏi vừa có óc tưởng tượng, mắt thẩm mỹ, vừa phải biết kiên trì, công phu, tỉ mỉ. Qua bàn tay của người nghệ nhân, những cây “xấu”, cây "vô thế", "vô dáng" dần trở thành những cây mang ý nghĩa khác nhau.
Việc đặt tên cho cây cũng rất nghệ thuật, cây dáng “trực” thể hiện sự cương trực, thẳng thắn mạnh mẽ; cây dáng “huyền” biểu hiện sự yểu điệu, hiền hậu, cây dáng “phụ tử, mẫu tử” thể hiện tình yêu thương, sự bao dung, nhân từ... Bên cạnh những dáng cây được các bậc tiền nhân đặt tên, chúng tôi còn phải sáng tạo cho phù hợp với thị hiếu của khách, ông chia sẻ.
Thị trường cây cảnh tại địa phương hiện rất đa dạng, phong phú với nhiều chủng loại cây có giá trị cao. Các hoạt động buôn bán và sưu tầm cây cảnh cũng diễn ra rất sôi nổi và mang lại giá trị kinh tế rất cao. Nghề cây cảnh đã kéo theo sự phát triển của các nghề khác như làm đá cảnh, làm ang chậu, làm gỗ lũa và nghề nuôi chim cảnh.
Bên cạnh đó, một số gia đình đã bắt đầu nuôi và sưu tầm chim cảnh, gỗ lũa - những “phụ kiện” tạo thêm nét đẹp, nên thơ cho các vườn cây. Những ngành nghề này đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương với mức trung bình 2,5-3 triệu đồng/người/tháng. Có thể nói, chính quyền địa phương đã có hướng đi đúng trong công tác chuyển dịch cơ cấu, phát triển ngành nghề tại địa phương.
Đến nay, nhờ nghề trồng cây cảnh, toàn xã Hải Phương đã có trên 60% số hộ khá giàu, trong đó có cả trăm gia đình mua được ôtô đời mới, xe tải chuyên dụng phục vụ chuyên chở hàng hóa. Thiết nghĩ, với những thành quả đã đạt được và sự đầu tư mạnh dạn, trong tương lai không xa, Hải Phương sẽ từng bước “thay da, đổi thịt”, vươn lên trở thành xã dẫn đầu về cây cảnh trong huyện cũng như tỉnh nhà./.
Hoàng Lực
Theo ven.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập58
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại235,702
  • Tổng lượt truy cập92,613,366
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây