Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm trong nhà

Thứ bảy - 14/03/2015 07:52
Dự án nuôi tôm trong nhà do Công ty CP chăn nuôi C.P VN đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên-Huế được xem là mô hình đầu tiên triển khai tại VN với quy mô lớn nhất trên thế giới.

 

Dự án nuôi tôm trong nhà kín của C.P VN cho năng suất cao, sạch bệnh và bảo vệ môi trường Dự án nuôi tôm trong nhà kín của C.P VN cho năng suất cao, sạch bệnh và bảo vệ môi trường - Ảnh: Q.T

Siêu thâm canh

Hiện Công ty C.P đang có 3 trang trại nuôi tôm trong nhà ở Thừa Thiên-Huế với diện tích lên đến 215 ha theo hình thức siêu thâm canh. Ông Yuttana Thongphur - Phó tổng giám đốc cấp cao C.P - cho biết ở miền Nam môi trường thuận lợi có thể nuôi tôm được quanh năm, trong khi đó ở miền Trung và miền Bắc thời tiết khắc nghiệt hơn rất nhiều, do đó muốn phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp ở vùng này chỉ có cách xây nhà cho tôm. Thực chất mô hình này ra đời từ mô hình nuôi tôm siêu thâm canh theo công nghệ Raceway. Vì để có thể thực hiện bắt buộc phải xây dựng nhà kín để kiểm soát hết tất cả các yếu tố về môi trường như: nhiệt độ, mầm bệnh trong tự nhiên, các tiêu chuẩn an toàn sinh học... Hiện đây là mô hình rất có triển vọng được nhiều nước trên thế giới áp dụng hiệu quả.

C.P đã đầu tư 32 triệu USD xây dựng các trang trại nuôi tôm trong nhà tại xã Điền Hương, Điền Môn và Điền Lộc, H.Phong Điền (Thừa Thiên-Huế) trên diện tích lên đến 215 ha.

Theo quy trình, tôm giống được chăm sóc trong ao ương khoảng 25 ngày với môi trường đảm bảo tôm sạch bệnh, tỷ lệ sống cao. Thức ăn cho tôm đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn, không chứa các chất cấm sử dụng theo quy định. Sử dụng hệ thống an toàn sinh học trong trại nuôi như hệ thống xử lý ao, lưới ngăn dịch hại, hệ thống khử trùng tay chân người lao động trước khi vào ao nuôi… Với việc áp dụng triệt để 4 yếu tố con giống, thức ăn, chương trình quản lý ao nuôi và hệ thống bảo vệ chống sự lây lan từ bên ngoài, chất lượng tôm ở đây rất đảm bảo, có thể đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khó tính.

Hiện Công ty C.P có 151 ao nuôi tôm khép kín, ước tổng sản lượng tôm thương phẩm khoảng 38.000 tấn/năm. Đặc biệt một năm có thể nuôi được 4 vụ tôm thương phẩm và đạt sản lượng khoảng 45 tấn/ha. Năm 2012, Công ty C.P cũng đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến quy mô lớn trên diện tích 17 ha (diện tích dự án, diện tích sử dụng 8 ha) với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD. Nhà máy có công suất lên đến 9.000 tấn thành phẩm/năm, sử dụng 12.000 lao động. Đây là mô hình hoạt động khép kín duy nhất ở tỉnh Thừa Thiên-Huế (đến thời điểm này) đối với con tôm.

Ông Chingchai Lohawatanakul - Chủ tịch Ban điều hành Tập đoàn C.P Thái Lan - cho biết đến nay tập đoàn đã có 5 dự án đầu tư tại Thừa Thiên-Huế, tập trung các lĩnh vực chế biến thủy sản, nuôi tôm, chăn nuôi với tổng giá trị đầu tư gần 65 triệu USD. Tập đoàn cũng đã đưa vào vận hành nhà máy đông lạnh có diện tích 15 ha, tổng vốn đầu tư 30 triệu USD. Nhà máy có công suất từ 10.000 - 12.000 tấn tôm nguyên liệu/năm. Mục tiêu là trực tiếp cung cấp nguyên liệu, sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu, hỗ trợ người nuôi tôm.

Chuyển giao công nghệ sạch

Lãnh đạo Công ty C.P VN cho biết chiến lược phát triển trong những năm tới là mở rộng diện tích nuôi tôm thương phẩm trên vùng cát ở H.Phong Điền, xây dựng cơ sở sản xuất tôm giống để phục vụ việc nuôi tôm tại chỗ và cung cấp giống tôm cho người dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế và các vùng lân cận. Từng bước C.P VN sẽ chuyển giao công nghệ và việc điều hành, quản lý các cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến cho người VN.

Ông Yuttana Thongphur cho biết: "Năm 2015, C.P tiếp tục hướng dẫn và chuyển giao công nghệ nuôi tôm sạch, năng suất cao cho người dân. Ở vùng ĐBSCL, cũng là mô hình nuôi “indoor” nhưng chúng tôi có vài cải tiến nhỏ nhằm hợp lý hóa. Chúng tôi khuyến khích bà con nuôi tôm làm hệ thống an toàn sinh học, phải có ao chứa, ao xử lý, ao sẵn sàng… Những năm tới, chúng tôi mong muốn các cơ quan ban ngành liên quan, Bộ chủ quản quan tâm chú trọng nhiều hơn đến phổ biến rộng rãi các kỹ thuật nuôi tôm tiên tiến hiện nay cho bà con nông dân, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất giống để có nguồn giống tốt, có biện pháp kiểm soát được tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học...".

Quang Thuần
Theo thanhnien.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập709
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm708
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,448
  • Tổng lượt truy cập93,175,112
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây