Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo từ nuôi thỏ, dế

Thứ năm - 31/01/2013 21:53
Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhờ sự chăm chỉ, nỗ lực không ngừng mà anh Phạm Hồng Hải ở tổ 1, phường Phước Long (TP.Nha Trang - Khánh Hòa) đã thành công với mô hình nuôi thỏ và dế.

Năm 2001, anh Hải bắt tay vào nuôi thỏ với nguồn vốn ít ỏi của gia đình, cộng với 10 triệu đồng vay từ Quỹ Hội nông dân phường Phước Long. Ban đầu, anh nuôi khoảng 10 cặp, nay tăng lên 100 con nái, 15 con đực. Với giá bán thỏ thịt dao động từ 80.000 – 90.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình anh lãi trên 10 triệu đồng/tháng.

Anh Hải cho biết, gia đình nuôi theo phương pháp 1 tháng thả 50 con cho giao phối và đẻ, 50 con còn lại cho nghỉ để tháng sau tiếp tục giao phối; trung bình mỗi con thỏ cái sinh được 5 thỏ con, sau khi đẻ khoảng 30 ngày thì thỏ con được tách ra để chăm sóc theo chế độ riêng biệt, sau 75 ngày là có thể xuất chuồng. Như vậy, mỗi tháng gia đình anh Hải có thêm 250 con thỏ con.

Thức ăn cho thỏ chủ yếu tận dụng từ lá rau mơ, cỏ, bắp sú, rau muống… Để tăng thêm tinh bột cho thỏ, anh Hải thường cho ăn kèm với các loại cám bắp, cám gạo. Chuồng nuôi cho thỏ khá đơn giản, có thể làm bằng cây, đóng khung dài 2m, ngang 1,2m, chia ra làm 8 ngăn nhỏ, che một lớp tôn bên trên.

So với các động vật khác như gà, lợn thì thỏ cho thu nhập cao hơn, kỹ thuật nuôi lại đơn giản, ít tốn công chăm sóc nên người nuôi có nhiều thời gian để làm công việc khác. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, thỏ vẫn thường gặp một số bệnh thông thường như đau bụng do ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc thức ăn có sâu, ngoài ra, thỏ cũng thường bị bệnh ghẻ, nấm.

Anh Hải khuyến cáo, khi nuôi thỏ, vào mùa hè chúng thường bị thiếu nước nên phải cung cấp nước thường xuyên; mùa đông phải che đậy để đảm bảo đủ ấm cho thỏ sinh sản và phát triển.

Không những thành công với mô hình nuôi thỏ, anh Hải còn mạnh dạn thử sức với mô hình nuôi dế cơm. Hiện, đàn dế của anh đang phát triển tốt, với giá bán dao động từ 120.000 – 160.000 đồng/kg, gia đình thu lãi khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Anh Hải tâm sự: “Có được thành công như hôm nay, theo tôi, khi nuôi bất cứ động vật gì, người nuôi cũng cần thường xuyên chăm sóc, chú ý theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình dịch bệnh để có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời”.

Hiện, anh Hải đang tiếp tục thử sức với mô hình nuôi bồ câu tại nhà để đa dạng hóa vật nuôi, từ đó tăng thêm thu nhập.

Ngọc Hà

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Hôm nay34,821
  • Tháng hiện tại810,099
  • Tổng lượt truy cập91,983,828
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây