Học tập đạo đức HCM

Hiến đất làm đường: Dân thuận, việc thành

Thứ bảy - 02/11/2013 05:16
Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) sát thực tế, nhiều tiêu chí quan trọng đã được Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Tiền Giang yêu cầu các xã, huyện chủ động lấy ý kiến đóng góp của nhân dân một cách rộng rãi, khi thực hiện có sự giám sát trực tiếp của người dân, nhờ đó tạo sự đồng thuận cao.


Trong các tiêu chí xây dựng NTM, làm đường giao thông nông thôn là vấn đề "tế nhị" và "nhạy cảm", bởi ai cũng biết "tấc đất, tấc vàng", nhưng nhờ có cách làm hợp lòng dân, nhất là thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công, xã Tân Thanh (huyện Cái Bè) đã trở thành một trong những xã tiên phong trong xây dựng giao thông nông thôn.

Khi bắt đầu lập quy hoạch giao thông, việc trước mắt là xã mời nhân dân dự họp, bàn bạc dân chủ công khai. Khi có nhiều ý kiến trái ngược, lãnh đạo xã chỉ rõ, nếu có con đường thì việc đi lại thuận lợi, ngày mưa không còn cảnh lầy lội, có đèn chiếu sáng, nhất là việc vận chuyển nông sản được nhanh chóng không bị hư hỏng, rơi rớt dọc đường...

Nói đi đôi với làm, khi nhận được sự đồng thuận của nhân dân, thì Đảng ủy, chính quyền, các ngành, các đoàn thể từ xã đến các ấp không họp bàn "lấy lệ", không ra mệnh lệnh từ bàn giấy, mà phân công từng tổ chức và cán bộ, đảng viên phụ trách đến tận các hộ gia đình. Trong điều kiện nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước còn hạn hẹp, sự hưởng ứng đóng góp của người dân có ý nghĩa quan trọng. Lãnh đạo xã Tân Thanh cho biết, ước tính trong năm 2011, tổng vốn xây dựng NTM gần 18 tỷ đồng, trong đó vốn huy động trong dân, doanh nghiệp gần chín tỷ đồng.

Vận động hiến đất ở vùng nông thôn đã khó, vùng ven thành phố còn nhiều chông gai hơn. Xã Tân Mỹ Chánh (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) đã đưa toàn bộ kế hoạch, tiến độ, nguồn vốn xây dựng NTM bàn thảo công khai, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân để lựa chọn những ý kiến đúng, sát thực tế; thậm chí còn đề nghị nhân dân cử người đại diện tham gia Ban Giám sát. Từ thế bị động, chưa hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng NTM, nhất là các tiêu chí, người dân được chủ động thông tin, nắm bắt tình hình, đề xuất ý kiến tiêu chí nào cần làm trước, việc gì để sau. Nhờ được nâng cao nhận thức, người dân phấn khởi tham gia tích cực vào quá trình xây dựng NTM, đã có không ít gia đình hiến hàng trăm mét vuông đất để mở đường. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Khai, ở ấp Bình Phong, hiến hơn 500 m 2 đất làm đường. Cựu chiến binh Trần Văn Đủ, ở ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Phong, cũng là một điển hình trong phong trào hiến đất làm đường. Trước đây, đường ấp Mỹ Phú nhỏ hẹp, lầy lội, người dân đi lại khó khăn, lúc mới nghe chính quyền vận động làm đường, ông Đủ cũng cảm thấy băn khoăn vì đất là do cha ông để lại, nhưng khi nghe chính quyền giải thích một cách cặn kẽ thấu tình đạt lý, ông đã hiểu ra và đồng tình, ủng hộ, thậm chí còn tích cực vận động các hộ dân có đất nằm trong khu vực của công trình thực hiện chủ trương.

Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của tỉnh, từ nay đến năm 2015, cần có 29 xã xây dựng NTM, nhưng thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân làm phong trào xây dựng NTM còn gặp nhiều trở ngại, đó là nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân còn hạn chế, vẫn trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực Nhà nước. Một thách thức nữa là tình hình dịch bệnh, thiên tai gây nhiều cản trở cơ cấu sản xuất, từ đó việc huy động nguồn vốn gặp không ít trở ngại.

Tuy nhiên bằng nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ và chính quyền các địa phương, chúng tôi tin rằng đến năm 2015, các xã điểm được chọn như: Tân Thanh (huyện Cái Bè), Tân Hòa Thành (huyện Tân Phước), Bình Nghị (huyện Gò Công Đông), Bình Phục Nhứt (huyện Chợ Gạo), Tân Mỹ Chánh (TP Mỹ Tho)... có thể hoàn thành 19 tiêu chí.

Muốn vậy, trước mắt, các xã cần làm tốt công tác xây dựng đề án, đồ án quy hoạch, bảo đảm chất lượng và phù hợp lộ trình, với bước đi thích hợp trên cơ sở tiềm lực sẵn có. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền thường xuyên với nhiều hình thức phong phú để cán bộ cơ sở và người dân hiểu đúng bản chất, yêu cầu và nội dung xây dựng NTM.

Lê Xuân Trường
Nguồn nhandan.org.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm145
  • Hôm nay38,098
  • Tháng hiện tại164,660
  • Tổng lượt truy cập85,071,696
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây