Tuy nhiên thực tế thời gian qua cũng cho thấy, Chương trình xây dựng NTM tiến độ thực hiện còn chậm. Mặc dù đã có hơn 93,1% số xã hoàn thành quy hoạch, gần 80% số xã lập đề án, nhưng nếu so sánh với Bộ tiêu chí quốc gia thì vẫn còn nhiều tiêu chí khác có tỷ lệ đạt thấp, trong đó số xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa mới là 6,76%; giao thông chỉ có gần 9%; thủy lợi 26,4%; số xã có trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia là 21,16%... Ðến nay, trong tổng số gần 9.000 xã xây dựng NTM mới có gần 100 xã được công nhận đạt chuẩn. Nếu chia bình quân cho số tỉnh, thành phố cả nước thì mỗi địa phương mới có hơn một xã đạt chuẩn NTM. Còn thực tế rất nhiều địa phương, chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi phía bắc, khu vực Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nơi chưa có một xã nào được công nhận đạt cả 19 tiêu chí NTM. Do đó có thể khẳng định, mục tiêu đạt 20% số xã đạt tiêu chí NTM vào năm 2015 khó trở thành hiện thực.
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là thiếu nguồn lực; cơ sở hạ tầng "điện - đường - trường - trạm" không đồng bộ; đội ngũ cán bộ cơ sở vừa thiếu vừa yếu, nhất là vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó tình hình kinh tế trong và ngoài nước, cộng với biến đổi khí hậu đã và đang trực tiếp gây ảnh hưởng lớn đến tất cả các vùng miền trong cả nước.
Có thể khẳng định, Nghị quyết 26 nói chung và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nói riêng là một chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước, nhằm từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của nông dân, do vậy cần xác định xây dựng NTM là một quá trình liên tục, lâu dài. Ngoài quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự hỗ trợ mạnh cả về cơ chế, chính sách và nguồn lực của Nhà nước, mỗi địa phương cần phải có bước đi, lộ trình thích hợp. Coi mục tiêu kế hoạch xây dựng NTM là đích để phấn đấu, nhưng không phải bằng mọi giá phải thực hiện khi "lực bất tòng tâm". Các địa phương cần căn cứ vào điều kiện thực tế và trình độ, năng lực, nguồn lực của từng xã để lựa chọn và triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, việc dễ làm trước, việc khó làm sau; hoặc lựa chọn một số xã để tập trung làm điểm, từng giai đoạn có kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm trước khi thực hiện trên diện rộng.
Kiên quyết nói không với bệnh thành tích, nóng vội, chủ quan duy ý chí, chạy theo phong trào, coi xây dựng NTM cũng như một "dự án khả thi", là cơ hội để xin vốn ngân sách nhà nước. Cần phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong xây dựng NTM, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm cho người dân tham gia vào các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân hưởng thụ". Cuối cùng là cần đa dạng hóa các nguồn lực, kết hợp sự đóng góp của người dân, tổ chức xã hội cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, gắn liền với xây dựng NTM.
Diệu Linh
Nguồn nhandan.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;