Học tập đạo đức HCM

10 liệu pháp chữa bệnh Ebola khả thi nhất

Thứ năm - 11/09/2014 19:59
Trên 200 chuyên gia y tế, khoa học hàng đầu thế giới đã tiến hành thảo luận về 8 liệu pháp và 2 loại vắcxin được xem là tiềm năng nhất trong cuộc chiến chống Ebola.

Đây là căn bệnh đã cướp đi trên 1.900 sinh mạng kể từ khi bùng phát hồi tháng 3 năm nay.

1. ZMapp

Huyết thanh ZMapp chứa 3 kháng thể đơn dòng, điều chế từ cây thuốc lá biến đổi gen, theo công nghệ của Tập đoàn Reynolds, Mỹ...

Giai đoạn thử nghiệm ZMapp chính thức được khởi động từ tháng Giêng 2014, tuy nhiên, ZMapp còn có điểm hạn chế là nguồn cung có hạn và đang trong giai đoạn thử nghiệm nên nếu sớm cũng phải chờ đến cuối năm 2014 mới có thể dùng đại trà được.

2. Huyết tương giai đoạn hồi phục

Huyết tương giai đoạn hồi phục (convalescent plasma) lấy từ các nạn nhân nhiễm Ebola, thực chất đây là sản phẩm máu và huyết thanh của những người sống sót sau khi nhiễm Ebola.

Các nghiên cứu cho thấy, máu truyền từ những bệnh nhân bị nhiễm Ebola phục hồi có thể ngăn chặn hoặc điều trị những người bị nhiễm loại virus này. Tuy nhiên, hiện chưa rõ các kháng thể trong huyết thanh nói trên có đủ hay không.

WHO cũng cảnh báo, cần nghiên cứu kỹ để hạn chế tối đa rủi ro và nếu nhanh cũng phải đến cuối năm 2014 mới đưa vào ứng dụng được.

3. Kháng thể hyperimmune globulin

Kháng thể hyperimmune globulin từng được sử dụng để điều trị bệnh dại, uốn ván và viêm gan B, nay đang được các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng cho việc trị Ebola.

Tuy nhiên, theo WHO, việc điều trị này cần được tinh lọc huyết tương từ động vật đã được tiêm chủng hoặc con người đã bị nhiễm trước đó. Đây mới chỉ là đề xuất, hiện chưa có sản phẩm nên việc sản xuất đại trà phải chờ đến sau năm 2015.

4. Sử dụng gen virus để ngăn chặn sự tái tạo virus

Một nghiên cứu đơn liều ở người tình nguyện khỏe mạnh phát hiện thấy tác dụng phụ gây đau đầu, chóng mặt và tức ngực.

10-51-13_1
Virus Ebola

Nhưng đây cũng là một trong những liệu pháp điều trị tiên tiến hiện đang được Cơ quan Quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng khẩn cấp ở bệnh nhân Ebola. Dự kiến sang đầu năm 2015 sẽ có khoảng 900 liều để đưa vào điều trị thử nghiệm.

5. Thuốc "phosphorodiamidate oligonucleotide"

Đây là loại hóa chất được bổ sung vào cho DNA, nó hoạt hóa bằng cách thay đổi gen di truyền của virus bên trong người bệnh và triệt tiêu virus. Các nhà khoa học đánh giá loại thuốc này có tính khả thi cao, dự kiến 20- 25 mẻ thuốc đầu tiên sẽ được ra đời vào tháng 10/2014.

6. Sử dụng thuốc cúm Favipiravir để điều trị Ebola

Nguyên thủy, Favipiravir là thuốc trị cúm, được Bộ Y tế Nhật Bản phê duyệt cho lưu thông ngày 24/3/2014 và ngày 25/8 vừa qua lại được phê duyệt dùng cho bệnh nhân Ebola.

Theo Hãng Fujifilm, nơi sản xuất loại thuốc này thì virus cúm và virus Ebola đều giống nhau, nên về mặt lý thuyết thì hiệu quả của Favipiravir trị Ebola cũng tương tự, nhất là trong bối cảnh chưa có thuốc trị Ebola.

Favipiravir đã được chứng minh hiệu quả trong phòng thí nghiệm ở trên loài gậm nhấm. Nó được sản xuất với số lượng lớn kể từ tháng 3/2014 nên có thể đáp ứng nhu cầu đột xuất một khi dịch bùng phát.

Hiện tại Fujifilm đang đàm phán với Cơ quan Quản lý Thực & Dược phẩm Mỹ (FDA) để tiến hành thử nghiệm lâm sàng Favipiravir đối với bệnh nhân Ebola tại các quốc gia vùng tâm dịch châu Phi.

7. Sử dụng Interferon

Interferon là nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch ở hầu hết các động vật, nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và tế bào ung thư.

Nó đóng vai trò quan trọng trong cửa ngõ miễn dịch, nó là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại virus và sự phát triển bất thường của tế bào. Hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu dùng interferon kết hợp với một hỗn hợp các kháng thể đơn dòng khác để điều trị được Ebola.

Qua thử nghiệm trên chuột cho thấy Interferon có thể chữa được cho khỉ, nhưng không tăng cơ hội sống sót cho loài vật linh trưởng này.

8. Liệu pháp Biocryst

Đây là một loại thuốc kháng virus Ebola do Hãng Biocryst Pharmaceuticals cùng Cơ quan y tế NIH của Mỹ đồng nghiên cứu phát triển.

Dự kiến giai đoạn 1 thử nghiệm sẽ được khởi động vào cuối năm nay. Tuy nhiên theo WHO, không có nghiên cứu nào khẳng định loại thuốc này an toàn ở trên người nên cần phải thử nghiệm kỹ càng trên động vật trước khi nó được thương mại hóa.

10-51-13_2
Phòng chống dịch Ebola

9. Vắcxin "adenovirus" tinh tinh

Thực chất đây là loại virus adenovirus, từng gây ra hàng loạt bệnh ở người và động vật và đã được dùng cho hơn 1.300 người để bảo vệ chống lại các loại bệnh khác ngoài Ebola.

Hy vọng nó cũng có thể được sử dụng cho các dòng virus Ebola. Adenovirus tinh tinh là một "virus chết", nhưng nó lại không tái tạo khi đã xâm nhập vào cơ thể con người. Virus chết hay không hoạt hóa nói trên sẽ khiến cơ thể tạo ra các kháng thể, vốn cũng được sản sinh nếu con người nhiễm Ebola.

10. Vắcxin RVSV

Sản phẩm được xem là tiềm năng nhất trong số những loại vắcxin trị Ebola hiện đang được các nhà khoa học bàn luận, cân nhắc. Do Công ty Public Health Agency (PHAC) của Canada bào chế và chính thức đưa vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I cho 40 người tình nguyện.

Theo PHAC, thì RVSV được ra đời "dựa trên chủng suy nhược độc của virus viêm miệng mụn nước, một loại virus động vật thông thường, đã qua tăng cường để thể hiện một protein virus Ebola. Có nghĩa, không gây bệnh lý ở động vật linh trưởng lẫn ở loài gậm nhấm". Hiện nay đã có khoảng 800 liều có thể đưa vào sử dụng được ngay.

Nguồn: nongnghiep.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay34,303
  • Tháng hiện tại265,007
  • Tổng lượt truy cập92,642,671
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây