Học tập đạo đức HCM

Các chất bổ sung tốt cho sức khỏe tim

Thứ năm - 23/02/2012 10:13
Để có trái tim khỏe mạnh, hãy kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim như béo phì, hút thuốc lá, chế độ ăn.... Ngoài ra, còn cần bổ sung những thực phẩm được cho là có lợi cho tim:
1. Dầu cá

 

Ăn nhiều cá hoặc dùng dầu cá bổ sung là sự đầu tư an toàn và có lợi cho cả nam và nữ, bất kể bạn đã từng bị bệnh tim hay chưa. Tuy nhiên, phụ nữ có ý định sinh con nên hạn chế ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao, như cá mập, cá kiếm, cá thu loại lớn và cá ngói, hoặc cá có dấu hiệu bị ô nhiễm chất thải công nghiệp như polychlorinated biphenyls (PCB).

2. Chất chống ôxy hóa

Chất chống ôxy hóa làm chậm quá trình ôxy hóa nhờ trung hòa gốc tự do. Bằng cách hạn chế quá trình ôxy hóa và giảm lượng LDL hấp thu, chất chống ôxy hóa có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim. Vitamin C, vitamin E, beta caroten và coenzyme Q-10 là các chất chống ôxy hóa.

Vitamin C (acid ascorbic)

Mặc dù các nghiên cứu cho thấy những người ăn chế độ ăn giàu vitamin C có tỉ lệ bệnh tim thấp hơn nhưng vẫn ít bằng chứng cho thấy dùng vitamin C bổ sung có lợi ích tương tự. Vì nhiều lợi ích sức khỏe không liên quan đến tim của vitamin C, như giảm các triệu chứng cảm lạnh, bảo vệ da và giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể, bạn có thể dùng 250-500 mg/ngày bất kể bạn có bị bệnh tim hay không. Nếu bạn có tiền sử sỏi thận, không nên dùng bổ sung vitamin C.

Vitamin E (tocopherol)

Một số nghiên cứu cho thấy vitamin E ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình hình thành mảng bám nếu bạn bị bệnh tim.

Không nên dùng vitamin E nếu bạn đang dùng thuốc chống đông. Liều cao vitamin E có thể cản trở quá trình đông máu.

Beta caroten

Beta caroten là một carotenoid, có nhiều trong cà rốt, dưa đỏ, bí ngô, khoai tây và cà chua. Beta caroten từ thực phẩm có liên quan với nguy cơ bệnh tim thấp. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy bổ sung beta caroten không có tác dụng chống lại bệnh tim, vì vậy không khuyên dùng beta caroten bổ sung, đặc biệt ở người hút thuốc lá.

Coenzym Q-10

Chất chống ôxy hóa này do cơ thể sinh ra, cũng có trong nhiều loại thực phẩm như thịt và hải sản. Tác dụng chống ôxy hóa của nó tương tự như vitamin E.

 

3. Các vitamin nhóm B

 

Một số vitamin B như B3, B6, B9 và B12 có liên quan với việc cải thiện sức khỏe. Các vitamin này thậm chí còn trở nên quan trọng hơn vì chúng có thể làm giảm nồng độ homocystein máu (nồng độ homocystein máu cao có liên quan với tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và bệnh mạch ngoại vi).

Vitamin B3 (niacin)

Một số bác sĩ kê đơn vitamin B3 liều cao để giúp cải thiện nồng độ chất béo trong máu. Vitamin B3 có thể hạ cholesterol LDL, tăng cholesterol “tốt" HDL. Chỉ nên dùng vitamin B3 theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tác dụng phụ bao gồm đỏ mặt, đau đầu, chuột rút, buồn nôn, ngứa, rối loạn dạ dày ruột, tổn thương gan, tăng đường huyết và nhịp tim bất thường.

Vitamin B6 (pyridoxin)

Vitamin B6 cùng tác động với vitamin B12 và B9 để làm giảm nồng độ homocystein.

Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng vitamin B6 nếu bạn có vấn đề về ruột, bệnh gan, cường năng tuyến giáp, bệnh tế bào liềm hoặc đang bị stress nặng do ốm đau, bỏng, tai nạn hoặc chấn thương.

Vitamin B9 (acid folic)

Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ bệnh tim giảm ở những người dùng vitamin B9 và B6 nhiều nhất, từ chế độ ăn hoặc do bổ sung multivitamin..

Vitamin B12 (cobalamin)

Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu. Những người ăn chay được khuyên dùng các chất bổ sung vitamin B12.

 

Dưới đây là bảng các chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm:

 

Các chất dinh dưỡng

Nguồn thực phẩm

Vitamin C

Hoa quả và nước ép cam quýt, các loại quả mọng, cà chua, khoai tây, hạt tiêu đỏ và xanh, bông cải xanh, rau bina.

Vitamin E

Dầu thực vật, mầm lúa mì, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, quả lê, quả hạch và bơ đậu phộng.

Beta-caroten

Cà rốt, dưa đỏ, bí ngô, khoai tây và cà chua

Coenzym Q10

Thịt và hải sản

Vitamin B3

Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, phủ tạng động vật, men bia, lạc và bơ lạc

Vitamin B6

Thịt gia cầm, cá, thịt lợn, trứng, đậu nành yến mạch, ngũ cốc nguyên cám, quả hạch, các loại hạt và chuối

Vitamin B9

Các loại quả và nước ép cam quýt, đậu, quả hạch, các loại hạt, gan, các loại rau có lá xanh đậm như rau bina

Vitamin B12

Thịt, cá, tôm cua sò ốc, thịt gia cầm, trứng và các sản phẩm sữa

4. Các chất bổ sung khác

Một số chất bổ sung chế độ ăn khác được cho là tốt cho sức khỏe. Thí dụ tỏi làm giảm cholesterol, tránh kết dính tiểu cầu gây tắc mạch; cây táo gai cải thiện chức năng tim…

Thạc sĩ – Bác sĩ Vũ Tuyết Mai

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Hôm nay22,615
  • Tháng hiện tại797,893
  • Tổng lượt truy cập91,971,622
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây