Học tập đạo đức HCM

Con thấp lùn, kém thông minh vì thiếu chất này

Thứ ba - 23/05/2017 20:15
Kẽm là vi chất rất quan trọng nhưng 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu mức nặng, ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ và chiều cao của trẻ.

Tại hội nghị truyền thông nhân ngày vi chất dinh dưỡng vừa diễn ra, BS Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, tình trạng thiếu kẽm ở nước ta đang ở mức báo động.

Kết quả điều tra năm 2015 cho thấy, khoảng 64% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị thiếu kẽm. Tỉ lệ này ở phụ nữ mang thai là hơn 80%.

Ở trẻ em dưới 5 tuổi, tỉ lệ thiếu kẽm trung bình là gần 70%, trong đó khu vực miền núi lên tới 80,8%, nông thôn 71,6%; thành thị ở 49,7%.

thiếu kẽm, vitamin A, thiếu máu, vi chất, Viện Dinh dưỡng quốc gia
Kẽm là một trong những vi chất quan trọng, ảnh hưởng đến trí tuệ và chiều cao của trẻ

Tuy nhiên những người thiếu kẽm không có biểu hiện đặc thù như thiếu các vi chất khác, thiếu hụt chỉ phát hiện được thông qua xét nghiệm huyết thanh.

“Kẽm tham gia vào hơn 200 loại enzym chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng toàn bộ quá trình phát triển chiều cao, trí tuệ của trẻ. Thiếu kẽm ở bà mẹ mang thai làm tăng biến chứng trong thời kỳ thai nghén”, BS Vân nhấn mạnh.

PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng cung cấp thêm, thiếu kẽm cũng dẫn đến suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân, trẻ biếng ăn, rối loạn giấc ngủ, ngủ không yên giấc, hay giật mình.

Theo nghiên cứu, nhu cầu kẽm hàng ngày của trẻ sơ sinh khoảng 2-3mg/ngày, trẻ 4-8 tuổi cần 5mg, người lớn cần 8mg/ngày và con số này ở phụ nữ mang thai và cho con bú ở mức 11-13mg/ngày.

Cơ thể không tự sản sinh ra kẽm mà dung nạp qua ăn uống. Khi thiếu, cơ thể sẽ huy động nguồn dự trữ từ gan và lá lách. Tuy nhiên kẽm chỉ tồn tại trong cơ thể 12 ngày, nên bắt buộc phải bổ sung đều đặn hàng ngày.

Kẽm có nhiều trong đồ biển như: hàu, ngao, tôm, cua; các loại thịt như thịt bò, gà, heo. Các loại hạt ngũ cốc có nhưng ít, khó thấp thu.

Bữa ăn nghèo vi chất

Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn hằng ngày của người Việt Nam hiện đã đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng, chất đạm nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu về các vitamin và khoáng chất.

 

Ngoài kẽm, bữa ăn hằng ngày của người Việt đang còn thiếu hàng loạt các dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, iot, sắt, canxi, vitamin D...

thiếu kẽm, vitamin A, thiếu máu, vi chất, Viện Dinh dưỡng quốc gia
Các chuyên gia Viện Dinh dưỡng cung cấp thông tin cho báo chí

Theo BS Vân, mọi lứa tuổi đều có nguy cơ cao bị thiếu vi chất dinh dưỡng, tuy nhiên nhóm đối tượng nguy cơ cao dễ bị thiếu vi chất dinh dưỡng là trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.

Hiện tỉ lệ thiếu máu trung bình ở trẻ em dưới 5 tuổi là 27,8%, tỉ lệ này ở khu vực miền núi là 31,2%, nông thôn 28,4% và ở thành thị 22,2%; Tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai: 32,8%, ở phụ nữ không có thai 25,5%.

Tỉ lệ thiếu Vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn ở mức 13%. Nguyên nhân chính do bữa ăn hàng ngày của trẻ (dưới 5 tuổi) mới chỉ đáp ứng được 65% nhu cầu vitamin A; 34,8% bà mẹ có vitamin A trong sữa mẹ thấp do bữa ăn hàng ngày chưa đáp ứng được nhu cầu cơ thể.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu cũng rất đáng ngại khi kết quả điều tra toàn quốc năm 2015 cho thấy 32,8% phụ nữ có thai, 25,5% phụ nữ tuổi sinh đẻ, 27,8% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu.

Chưa kể, mức tiêu thụ vitamin D và canxi của phụ nữ và trẻ em Việt Nam cũng mới chỉ đạt 1% và dưới 43% nhu cầu khuyến nghị. Mức trung vị iốt niệu đang ở mức thấp nhất trong 10 năm qua, là nguyên nhân khiến gần 10% trẻ em dưới 10 tuổi bị bướu cổ...

Thiếu vi chất dinh dưỡng được coi là ”nạn đói tiềm ẩn”, gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, dẫn đến chậm phát triển chiều cao, thể lực, trí tuệ, khả năng sinh sản và lao động của người lớn, cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ em.
 

Nhân Ngày vi chất dinh dưỡng (1-2/6); 5 triệu trẻ 6-36 tháng tuổi, 500.000 bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống bổ sung vitamin A tại 63 tỉnh, thành.

Riêng 22 tỉnh, thành khó khăn, đối tượng uống vitamin A liều cao còn được mở rộng ra đối với trẻ 37-60 tháng tuổi và tẩy giun cho trẻ 24-60 tháng tuổi.
 

Theo T.Hanh/http://vietnamnet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại953,842
  • Tổng lượt truy cập92,127,571
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây