Học tập đạo đức HCM

Giá trị dinh dưỡng và dược liệu của cây ổi

Thứ hai - 20/01/2014 19:32
Ổi là trái cây phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, ngoài các giống ổi ta, ổi xá lị truyền thống, giớ đây có nhiều giống Đài Loan không hạt, ổi lê, ổi Phụng… Đồng bằng sông Cửu Long ổi được trồng nhiều ở Vĩnh Long, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang và huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

Thời đại công nghiệp hóa đã dẫn đến thay đổi nếp sống của nhiều khu cư dân trên thế giới. Cuộc sống tiện nghi ít lao động đã khiến gia tăng các bệnh mãn tính như suy giảm sản xuất insulin, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hội chứng rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng và bệnh tim mạch, làm giảm chất lượng cuộc sống và chi phí về nhập viện, thuốc men và các can thiệp y tế công cộng khác ngày càng tăng.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêu thụ trái cây, rau và các loại hạt có thể giúp ngăn chặn các nguy cơ mắc nhiều bệnh do các hợp chất hoạt tính sinh học. Nhiều loại cây trồng đã được sử dụng cho các mục đích giảm thiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện của các bệnh mãn tính và cho nhiều mục đích khác.

Cây ổi có tên khoa học là Psidium guajava L. là loại trái cây có nguồn gốc ở Nam Mỹ, thuộc họ Myrtaceae. Có hai giống ổi phổ biến: ổi ruột đỏ (P. guajava var pomifera.) và ổi ruột trắng (P. guajava var pyrifera.)

Tất cả bộ phận của cây ổi, bao gồm trái, lá, thân và rễ đều được sử dụng để điều trị bệnh đau bụng và tiêu chảy ở nhiều nước. Thịt trái, hạt sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa và hô hấp cũng như chống co thắt, kháng viêm, dịu cơn ho, cầm tiêu chảy, điều hòa huyết áp, béo phì, rối loạn đường huyết. Nó còn có đặc tính ngừa ung thư [Haida KS, Baron A, Haida KS, 2011]. Hạt ổi có tác dụng vô hiệu các chất gây ung thư [Pelegrini PB, Murad AM, Silva LP, Dos Santos RC, Costa FT, 2008].

Brazil là nước sản xuất ổi cũng như chế biến ổi hàng đầu thế giới, với những sản phẩm như kẹo, nước ép, mức và ổi đông lạnh. Trong quá trình chế biến, một lượng lớn phụ phẩm bị vứt bỏ như lá, hạt, vỏ và một phần thịt trái. Giá của thuốc điều trị theo tây y ngày càng cao do đó cần nhiều nghiên cứu về cây thuốc trong đông y để khẳng định hiệu lực của chúng

1. Dược tính của thịt trái ổi

Thành phần chính của thịt trái ổi là các vitamin, tanins, hợp chất phenol, flavonoids, tinh dầu, sesquiterpene alcohols và a-xit triterpenoid. Ngoài ra còn nhiều hoạt chất khác tốt cho sức khỏe .

Một số nhà khoa học cho rằng hàm lượng của các chất carotenoids (beta-carotene,  lycopene, và beta-cryptoxanthin),  vitamin  C  và polyphenols trong thịt trái ổi cao. Lycopene là chất hạn chế tổn thương bệnh tim mạch do nó ảnh hưởng tích lũy các chất béo trong mạch máu. A-xit ascorbic được ghi nhận là chất chống ô-xy hóa (bảng 1).

Shu và các cộng sự đã phân lập được 9 triterpenoids từ trái ổi: a-xit ursolic acid; 1beta, 3beta-dihydroxyurs-12-en-28-oic acid; 2alpha,3beta-dihy- droxyurs-12-en-28-oic acid; 3beta,19alpha-dihydroxyurs-12en-28-oic acid; 19a-hydroxylurs-12-en-28-oic acid-3-O-alpha-L-arabinopyrano- side; 3beta, 23-dihydroxy urs-12-en-28-oic acid; 3beta, 19alpha, 23be- ta-tri-hydroxylurs-12-en-28-oic  acid; 2alpha, 3beta,19alpha, 23beta- tetrahydroxyurs-12-en-28-oic acid and 3alpha,19alpha,23,24-tetrahy- droxyurs -12-en-28-oic acid. A-xit Ursolic và các triterpenoids khác có đặc tính chống ung thư [Shanmugam MK, Ong TH, Kumar AP, Lun CK, Ho PC, 2012].

Shu J, Chou G và Wang  (2010) đã ly trích được 3 chất benzophenone glycosides ở thịt trái ổi: 2,  6-dihydroxy-3,  5-dimethyl-4-O-beta-D- glucopyranosyl-benzophenone;  2, 6-dihydroxy-3-methyl-4-O-(6’’-O- galloyl-beta-D-glucopyranosyl)-benzophenone và  2, 6-dihydroxy-3, 5 - d i m e t h y l - 4 - O - (6 ’ ’ - O - g a l l o y l - b e t a - D - g l u c o p y r a n o s y l) - benzophenone.  Benzophenone  glycosides ngăn cản tích lũy chất béo (triglycerides) trong mạch máu [Zhang Y, Qian Q, Ge D, Li Y, Wang X, 2011].

Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của 165 g trái ổi, số nằm trong dấu ngoặc là tỷ lệ nhu cầu dinh dưỡng trong ngày (theo US Department of Agriculture National Nutrient Database)

Năng lượng

112 Kcal

Sắt

0,4 mg (2%)

ẩm độ

133g

Kali

688mg (20%)

Chất xơ

8,9g  ( 36%)

Đồng

0,4mg ( 19%)

Protein

42g (8%)

Beta-caroten (vitamin A)

1030 IU (21%)

Chất béo

1,6g (2%)

A-xit Ascorbic  (vitamin C)

377 mg(628%)

Tro

2,3 g

Thiamin (vitamin B1)

0,1 mg ( 7%)

Bột đường

23,6g (8%)

Riboflavin (vitamin B2)

0,1mg (4%)

Calcium

30mg (3%)

Niacin (vitamin B3)

1,8mg (9%)

Lân

66 mg (7%)

A-xit Folic

81 mg (20%)

Thuaytong và Anprung [2010] phát hiện những chất có hoạt tính chống ô-xy hóa trong trái ổi, trong đó có a-xit ascorbic, a-xit gallic, catechin equivalents, cinnamyl alcohol, ethyl benzoate, ß-caryophyllene, (E)-3-hexenyl acetate and  α-bisabolene. Những chất này có tác dụng chống ung thư [Bontempo P, Doto A, Miceli M, Mita L, Benedetti R, 2012].

Các nghiên cứu trên người cho thấy ăn ổi trong 12 tuần có tác dụng giảm huyết áp 8%, giảm cholesterol tổng số 9%, giảm triacylglycerides 8%, và tăng cholesterol có ích 8% [Singh RB, Rastogi SS, Singh NK, Ghosh S, Gupta S, 1993].

Farinazzi và các cộng sự [2012] thử  nghiệm nước trích trái ổi trên thú nuôi cho thấy làm giảm trọng lượng cơ thể, giảm hàm lượng đường trong máu, giảm chất cholesterol và lipid máu (triglycerides) cũng như quản lý tốt HDL-c so với đối chứng.

Cho chuột bị bệnh đái tháo đường ăn ổi đã quản lý tốt lượng đường trong máu do trong ổi có các chất chống ô-xy hóa.

2. Dược tính của lá ổi

Nước trích lá ổi có đặc tính làm giảm đau, chống viêm nhiễm, kháng sinh, mát gan (hepatoprotective) và chống ô-xy hóa.  Các đặc tính này do các hợp chất phenol có trong lá ổi.

Jiménez-Escrig và các cộng sự [2001], Wang và các cộng sự [2007], Haida và các cộng sự [2011] thấy trong la ổi có nhiều chất phenol có hoạt tính chống ô-xy hóa cao so với các loại rau khác. Wu [2008], Melo và các cộng sự [2011] và Chen và các cộng sự [2012] ly trích được a-xit gallic, catechins, epicatechins, rutin, naringenin và kaempferol trong lá ổi.

Các nghiên cứu cho thấy a-xit gallic, catechin, và epicatechin ức chế enzyme pancreatic cholesterol esterase, làm giảm hàm lượng cholesterol. Catechins là chất chỉ định chính dùng để điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và bệnh béo phì. Quercetin được sử dụng để giảm tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu. Quercetin có tác dụng làm hạ huyết áp và ngăn cản tích lũy chất béo trong mô mở và có hoạt tính chống ô-xy hóa. Rutin là chất ngăn cản chất béo tích lũy trong mô mở. Naringenin và kaempferol có thể trung hòa hoạt động phân cắt của tế bào ung thư và kaempferol có thể được dùng để chống ung thư [Ngamukote S, Mäkynen K, Thilawech T, Adisakwattana S, 2011].

Matsuzak và các cộng sự [2010] phân lập được 2 benzophenone galloyl glycosides mới, guavinosides A và B, và quercetin galloyl glycoside, guavinoside C cũng như 5 loại quercetin glycosides từ lá ổi đều có tính chống ung thư. Các nghiên cứu về nước trích từ lá ổi cho thấy có tác dụng bảo vệ tim mạch qua ngăn chận bệnh nhồi máu cơ tim đối với chuột đã mắc bệnh tim thông qua cơ chế thu dọn các chất độc hại trong hệ tuần hoàn.

Ojewole [2005] ly trích được các hợp chất phenol trong lá ổi hạ đường huyết và hạ huyết áp đã thử nghiệm trên chuột mắc bệnh đái tháo đường  . Soman và các cộng sự [73] thấy chuột bị bệnh đái tháo đường được cho sử dụng nước trich lá ổi đã giảm các chỉ số đường trong máu như glycated hemoglobin và fructosamines, cũng như giảm chỉ số đường huyết (glycemic index). Singh và Marar [74] đã nghiên cứu ảnh hưởng của lá ổi đến ức chế tăng đường huyết sau khi ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Một nghiên cứu khác khẳng định nước trích lá và vỏ ổi có thể đưa vào làm phát đồ điều trị bệnh đái tháo đường [Oh WK, Lee CH, Lee MS, Bae EY, Sohn CB, 2005] .

Wu JW, Hsieh CL, Wang HY, Chen HY (2008] tìm thấy các hợp chất phenol, a-xit gallic, catechins và quercetins trong lá ổi ngăn chận đường hóa protein (glycation of proteins) ngăn chận bệnh đáo tháo đường diễn biến phức tạp. Psiguadials A, B và guajadial được Shao và các cộng sự [2011] phân lập đã ức chế hữu hiệu sự tăng trưởng của tế bào ung thư gan của người.. Kim và các cộng sự [52] cho rằng trong lá ổi có chứa các hợp chất thu gom các chấtgốc tự do (free radical scavenging activity) nên có đặc tính chống ô-xy hóa. Nước chiết xuất đọt lá ổi có hàm lượng polyphenolic và isoflavonoid rất cao và ức chế sự di chuyển tế bào và sự hình thành mạch. Dựa vào tính chất đó nên nó có tiềm năng sử dụng là thuốc ngăn ngừa và chống ung thư trong phác đồ điều trị [Peng CC, Peng CH, Chen KC, Hsieh CL, Peng RY, 2011]. Matsuzak và cộng sự đã phân lập được glycosides phenolic từ lá ổi và cho thấy hoạt động ức chế đáng kể đối với giải phóng histamin từ tế bào mast chuột phúc mạc, và sản xuất nitric oxide từ một dòng tế bào đại thực bào của chuột.

Roy và Das [2010] nghiên cứu tác dụng bảo vệ tổn thương gan (hepatoprotective) bằng lá ổi được chiết xuất qua các dung môi khác nhau (ether dầu, chloroform, ethyl acetate, methanol và dung dịch nước) trong điều trị tổn thương gan cấp tính  gây ra do tetrachloride carbon và paracetamol. Hiệu quả điều trị được so sánh với một loại thuốc thông thường và kết quả tốt nhất đến từ lá ổi chiết xuất bằng methanol có tác dụng giảm đáng kể nồng độ các enzym (aspartate aminotransferase, alanine aminotransferase, phosphatase kiềm) và bilirubin của gan.

Lá ổi có hiệu quả cao trong giảm sản xuất và kết tập (polymerization và aggregation) các tế bào máu hình liềm. Tế bào này là do khiếm khuyết mã di truyền của và dễ bị khử oxy gây ra trùng hợp và có độ hoà tan thấp. Đây là khám phá quan trọng hướng hóa trị liệu bệnh máu này[Chikezie PC, 2011]. Nước trích lá ổi có thể ổn định màng tế bào hồng cầu hình liềm nhờ chất flavonoid, triterpenoids và các chất trung gian trong biến dưỡng thứ cấp. Chen và các cộng sự [Chen KC, Peng CC, Chiu WT, Cheng YT, Huang GT, et al. 2010] phát hiện nước chiết xuất đọt lá ổi có hoạt động chống ung thư tuyến tiền liệt.

Han và các cộng sự [Han EH, Hwang YP, Choi JH, Yang JH, Seo JK, et al. 2011] nghiên cứu ảnh hưởng của ly trích la ổi bằng ethyl acetate trong điều trị dị ứng viêm da và thấy rằng nó ức chế sản sinh chemokine là chất gây dị ứng trong biểu bì da (keratinocytes), cho thấy nước chiết xuất này có thể ứng dụng trong điều trị viêm da dị ứng và các bệnh viêm da khác. Lá ổi được chiết xuất bằng methanol cũng có hiệu quả trong điều trị loét dạ dày có thể là do sự hiện diện của loại dầu bay hơi, chất flavonoid và saponin [Livingston Raja NR, Sundar K, 2012].  Lá ổi chiết xuất bằng methanol có thể chữa lành vết thương do sự hiện diện của tannin và flavonoids [Fernandes KPS, Bussadori SK, Marques MM, Sumie N, Wadt Y, et al. 2010]. Nước lá ổi cũng tác dụng chống ho  [Jaiarj P, Khoohaswan P, Wongkrajang Y, Peungvicha P, Suriyawong P, et al. 1999].

3. Dược tính của vỏ và hạt trái ổi

Trong quá trình chế biến, vỏ, ruột và hạt được vứt bỏ, chỉ chừa lại phần thịt trái. Các nghiên cứu cho thấy trong đó có chứa hợp chất phenol tổng số co hoạt tính chống ô-xy hóa. Lá, vỏ và hạt có tỷ lệ lớn các chất có hoạt tính sinh học (bioactive  compounds) có ích về mặt biến dưỡng và sinh lý. Tính chống ô-xy hóa của chúng để kiểm soát trọng lượng cơ thể và các biến động sinh hóa như rối loạn lượng đường trong máu (glycemia), lipid máu (dyslipidemia), cao huyết áp (hypertension) và các nguy cơ khác về bệnh tim mạch (cardiovascular diseases). Tính chống ô-xy hóa của nước trích hạt ổi có hiệu quả chống ung thư cả khối u máu và (hematological neoplasms) và khối u cứng (solid neoplasms). Nước trích vỏ trái ổi cũng có hiệu lực tương tự [Cooper R, 2012]

Castro-Vargas và các cộng sự [2010] và Ojewole [2005] tiến hành phân tích thành phần hạt ổi thấy trong hạt có lượng carotenoids  và hợp chất phenol tổng số cao. Hạt ổi có tính hoạt tính kháng sinh, đau dạ dày và chống ung thư do trong hạt ổi có chất phenolic glycosides [2004].

Farinazzi và các cộng sự [2012] ghi nhận chuột thí nghiệm (Wistar rats, chuột nâu Rattus norvegicusdo viện Wistar cung cấp) khi cho ăn hạt ổi đã hạt thấp lượng đường huyết, lipid máu, và trọng lượng cơ thể. Những con chuột thử nghiệm này có lượng cholesterol có ích cao (HDL-c).

Rai và các cộng sự [2012] ghi nhận khi cho chuột mắc bệnh đái tháo đường ăn vỏ ổi sấy khô, có tác dụng bảo vệ gan và hạ lipid máu.

Nước trích vỏ cây ổi có thể được dùng điều trị bệnh sốt rét bởi vì nó có chất anthraquinones, flavonoids, seccoirridoids và terpenoids chống lại ký sinh trùng sốt rét (antiplasmodial)

Bảng 2: Trình bày một số hợp chất trong lá ổi, thịt trái, hạt, vỏ trái và vỏ thân và tác dụng dược lý của chúng.

Cơ quan

Thành phần dược liệu

Tác dụng

Hợp chất phenol, isoflavonoids, gallic acid, catechin, epicathechin, rutin, naringenin, kaempferol

Bảo vệ gan, chống ô-xy hóa, kháng viêm, chống co thắt, chống ung thư, kháng sinh, tiểu đường, giảm đau

Thịt trái

Ascorbic acid, carotecoids (lycopene,

β-carotene, β-cryptoxanthin

Chống ô-xy hóa, tiểu đường, diệt khối u

Hạt

Glycosids; Carotenoids, phenolic compounds

Kháng sinh

Vỏ trái

Hợp chất phenol

Tế bào gốc nội mạc (Endothelial progenitor cells) cải thiện hấp thu ruột

Vỏ thân

Hợp chất phenol

Hoạt tính kháng sinh mạnh (diệt phẩy khuẩn gram - Vibrio cholera đã kháng thuốc); đau dạ dày và tiêu chảy

Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh sự hiện diện chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học trong lá , hạt và vỏ ổi có lợi trên sức khỏe con người. Tuy nhiên,  cần bổ sung các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng liên quan đến các yếu tố cụ thể hơn liên quan đến tác dụng của các hợp chất, cũng như liều lượng hiệu quả và an toàn để được sử dụng trên diện rộng để phòng ngừa và điều trị các rối loạn khác nhau.
 

Nguồn: bannhanong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay19,413
  • Tháng hiện tại312,818
  • Tổng lượt truy cập85,219,854
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây