Học tập đạo đức HCM

Mua gì với 1 USD?

Thứ hai - 02/07/2012 22:13
1 USD là con số xem chừng rất nhỏ, nhỏ tới mức nó dễ khiến nhiều người trong số chúng ta nghĩ rằng chẳng thể làm gì được với nhiêu đó tiền, nhất là khi đi du lịch. Nhưng thực tế không phải như vậy.

Dù bạn có đang đi vòng quanh thế giới đi chăng nữa, với 1 USD bạn cũng có thể mua được rất nhiều thứ.

 

1 đôla Mỹ

Dưới đây là danh mục những gì bạn có thể làm được với 1 USD ở mỗi vùng đất khác nhau. Danh mục này được đóng góp và chỉnh sửa nhờ các độc giả của trang Facebook cho tạp chí Lonely Planet.

• Thủ đô Vienna, Áo: với 1 USD bạn mua được một ổ bánh nướng Kornspitz (kiểu bánh mì tròn) nóng hổi và thơm phức. Tuy nhiên chừng đó vẫn chưa đủ để mua một suất dưa góp cũng như chưa thể mua được một chiếc vé xe công cộng tuyến ngắn nhất. Và phần tiền lẻ sau khi mua bánh bạn vẫn có thể dùng để vào tham quan Bảo tàng Nghệ thuật (MAK) trong ngày thứ bảy bởi vé vào cửa được miễn.

• Tenerife, quần đảo Canary: chừng đó đủ cho một cốc cà phê ngon ở ngay tại thủ đô Santa Cruz. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở trong khu du lịch phía nam thành phố thì chừng đó vẫn chưa đủ cho nửa cốc đâu.

• Cebu, Philippines: 1 USD là giá cho 30-45 phút matxa chân cực kỳ thoải mái, hoặc bạn có thể mua một túi to đầy kẹo để chia cho lũ nhóc trên đường.

• Nepal: bạn có thể mua được một suất momo (món ăn truyền thống, giống như há cảo của Trung Quốc hoặc bánh bột lọc ở Việt Nam) gồm mười miếng dumpling và một cốc Coca chừng 250ml.

 

Món momo truyền thống ở Nepal

• Croatia: một muỗng kem cỡ lớn.

• Anh: 60 xu giúp bạn mua được khoảng 3/4 lít sữa, nửa ổ bánh mì, nửa lít xăng để chạy xe, hai điếu thuốc, ba quả táo, hai tờ tin vắn ngày chủ nhật, một phần khoai tây chiên loại nhỏ trong hệ thống cửa hàng McDonald hoặc một chai Coca từ máy bán hàng trong một số văn phòng.

• Đan Mạch: bạn mua được 1 lít sữa, một ổ bánh mì ciabatta trong hệ thống hàng bánh Godthaabsvej, một con tem để gửi thư trong nước, một quả dưa chuột hoặc một thanh sôcôla. 1 USD tương đương với 5 kroner của Đan Mạch.

• Budapest: một muỗng kem lớn, bốn quả táo nhỏ, một chiếc bánh hamburger trong chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh McDonald, một tấm bưu thiếp, một tờ báo ngày hoặc 30 phút đậu xe ở trong khu vực trung tâm thành phố.

• Canada: Không mua được gì cả! Ha ha, bạn có muốn than phiền với hệ thống thuế khóa và giá cả đắt đỏ của Canada hay không?

• Quần đảo Faroe: một gói kẹo cao su, hai quả táo trong siêu thị, và có lẽ là vài chiếc kẹo, mọi thứ đều đắt đỏ.

• Việt Nam: bạn có thể mua được 1-2 tờ báo, năm gói mì ăn liền hoặc đồ ăn vặt, một bữa ăn trong vài quán hàng bán đồ ăn bình dân.

• Miền trung Ý: 1 lít rượu vang loại rẻ hoặc 1kg mì ống Spaghetti, hay là sáu chai nước khoáng.

 

• Chiang Mai: câu hỏi sẽ phải là bạn không thể mua gì với 1 USD? Các món ăn đường phố thông thường đều rẻ hơn giá đó. Thậm chí bạn còn có thể mua được một suất ăn trưa giao tận nơi đến văn phòng nơi bạn làm việc mỗi ngày trong thành phố.

• Bogota, Colombia: Một cốc cà phê kèm hai chiếc bánh mới nướng. Hoặc một phần bánh arepa trộn với xốt aji salsa tự làm cực kỳ thơm ngon.

• Seoul: một vé đi tàu điện ngầm hoặc một vé xe buýt và một gói kem dưỡng da.

• Ai Cập: bạn có thể mua một đĩa kushari truyền thống làm từ mì, gạo, đậu lăng và hành phi. Hoặc bạn có thể chọn mua mười chiếc bánh sandwich nhân đậu hay là một chiếc bánh rán.

• Ấn Độ: 1 USD tương đương 50 rupi là số tiền bạn có thể mua được một bữa ăn ngon lành với cơm, rau, dưa góp, chutney (tương ớt xoài) kèm papads… và phong cách ở đây là bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích.

• Costa Rica: bạn có thể mua một quả đu đủ, một quả dưa hấu, một quả dứa… và có thể là một cốc cà phê tương đối ngon.

• Los Angeles: một giờ đậu xe.

• Paris: bạn chỉ mua được non nửa cốc cà phê Espresso trong hệ thống cửa hàng Starbucks.

• Dubai: với 1 đôla, bạn sẽ có một chiếc bánh shawarma loại Jabal Al Noor (bánh mì kiểu Ả Rập).

• Bồ Đào Nha: một cốc cà phê Espresso. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở trong sân bay thì giá sẽ khác.

 

Cà phê Espresso

• Úc: một tấm scratchy (vé số) với hi vọng bạn sẽ có đủ tiền trang trải cho những chuyến du lịch tiếp theo.

Tổng kết sơ qua như trên thì chúng ta có gì? Câu trả lời là: “Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ là những địa điểm hàng đầu”!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập466
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại800,716
  • Tổng lượt truy cập93,178,380
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây