Học tập đạo đức HCM

Tương kế tựu kế thoát ách rèn rũa của vợ

Thứ sáu - 20/01/2012 08:12
Cuộc hẹn ăn cơm tối với gia đình nhà vợ đã trôi qua được hơn 20 phút, vậy mà anh Sơn vẫn đang đủng đỉnh ngắm vuốt, chưa chịu bước ra khỏi nhà. Trong khi đó, chị Hằng, vợ anh thì nhấp nhổm sốt ruột vì chờ chồng.

Dạy chồng đến… lệch cả khuôn

Cái tin anh chị làm đám cưới khiến cho bạn bè cả hai được một phen sửng sốt. Họ vẫn đinh ninh rằng mối tình của anh Sơn và chị Hằng rồi sẽ qua đi nhanh chóng bởi tính tình của hai người hoàn toàn đối lập, hệt như “mặt trăng, mặt trời”.

Trong khi chị Hằng là một giáo viên, nổi tiếng khắt khe, kỹ tính và cầu toàn đến nỗi bạn bè chị hay đùa nhau rằng: “Nó phơi cái khăn mặt cũng phải đem thước ra đo cho cân hai mép!”; thì anh Sơn lại là một kỹ sư xây dựng vô cùng cẩu thả, úi xùi, lôi thôi từ cái áo cái quần đến nếp ăn ở.

Vậy mà duyên số run rủi thế nào, anh chị phải lòng nhau rồi đi đến hôn nhân. Chị Hằng yêu anh Sơn trước hết ở cái tính “thật như đếm”. Anh hiền hậu, xởi lởi và thật thà đến nỗi hết thảy mọi người xung quanh đều yêu quí anh. Song, cái tính đại khái của anh, chị Hằng không thể “mê” được.

Hồi còn yêu nhau, bị chị góp ý nhiều, anh cũng sửa đổi đôi chút, nhưng vẫn không thể chỉn chu được như mong muốn của chị Hằng, đã nhiều lần, anh làm chị phật ý. Tuy vậy, vì tự tin vào tài “sư phạm” của mình, chị Hằng vẫn quyết định trao trọn cuộc đời mình cho anh.

Tương kế tựu kế thoát ách rèn rũa của vợ, Eva tám, day vo, vo ghe gom, vo chong, hanh phuc gia dinh, bao phu nu, chuyen gia dinh, bao phu nu
Tuy vậy, vì tự tin vào tài “sư phạm” của mình, chị Hằng vẫn quyết định trao trọn cuộc đời mình cho anh. (ảnh minh họa)

Ngay từ ngày về sống chung một nhà, chị đã ấp ủ cái ý định rèn anh vào khuôn phép. Là một giáo viên giỏi nhiều năm liền, chị Hằng luôn tâm niệm rằng: “Không có ai là không thể dạy được!”, bởi vậy, chị quyết dạy chồng.

Trước đây, khi còn độc thân, anh Sơn quen thói vứt đồ lung tung, tiện đâu để đó, nhưng từ ngày lấy vợ, anh bị chị bắt nghỉ hẳn một ngày để cùng chị “tổng vệ sinh” và sắp xếp lại toàn bộ tổ ấm của hai người, ngay đến cái góc làm việc vốn được coi là vô cùng riêng tư của anh, cũng bị chị Hằng làm đảo lộn.

Chị bắt anh sắp xếp lại tủ sách theo thứ tự bảng chữ cái. Anh mày mò cả nửa ngày mới xếp xong, mồ hôi vẫn còn đang chảy ròng ròng, hí hửng tưởng “thoát” thì lại bị vợ bắt xếp lại vì… chưa đúng chiều từ cao đến thấp. Anh làm bất cứ thứ gì cũng bị vợ “kiểm tra, giám sát” nghiêm ngặt.

Anh đánh răng xong, chị lại xộc vào nhà tắm kiểm tra xem anh có phơi khăn mặt thật ngay ngắn không. Anh đọc sách xong, chị lại chống nạnh săm soi xem anh có xếp thật đúng chỗ không…

Ngay đến cả chuyện ăn mặc của anh Sơn cũng bị chị Hằng can thiệp thô bạo. Mỗi lần anh bước chân ra đường đều bị vợ gọi giật lại hạnh họe: nào là áo sao chưa cho vào trong quần? Quần sao lại có tận 2 ly? Giày sao vẫn còn dính đất? Đầu tóc sao vẫn còn bù xù? Râu sao cạo vẫn sót vài sợi?

Qua được vòng “kiểm duyệt” của vợ, anh Sơn cũng mệt phờ, chẳng còn hơi sức đâu mà đi làm, đó là chưa kể đến chuyện anh thường xuyên đi làm muộn vì bị vợ bắt thay cái áo này, đổi cái quần khác…

Do đặc thù nghề nghiệp, anh Sơn thường xuyên phải làm việc ở công trường, tiếp xúc với đủ loại bụi khói. Mỗi khi về nhà, quần áo anh thường bám đầy bụi bẩn, cổ và tay áo cáu lại vì mồ hôi, cứ mỗi khi thấy chồng trong tình trạng ấy là chị Hằng lại lu loa lên, cáu gắt nói anh không biết giữ gìn, mất vệ sinh, mang ô nhiễm về nhà…

Bởi vậy, trước khi anh đi làm, chị thường không quên nhét vào cặp anh một chiếc bàn chuyên dụng chải quần áo để anh… tự làm sạch trước khi về nhà. Mỗi tối, khi anh vừa bước chân qua cửa là chị đã hốt hoảng chạy ra kiểm tra xem anh đã thực sự sạch sẽ chưa.

Chỉ cần quần áo còn bám một vệt cát hay áo anh còn vương một chút bụi là chị sẽ ngay lập tức làm ầm lên, mặc cho chồng đang lử lả vì mệt sau một ngày làm việc căng thẳng, vất vả.

Nghe vợ kêu ca nhiều, anh Sơn phát ngán, đã không ít lần anh nổi cáu, cự lại vợ, song chị còn lớn tiếng quát rằng: “Đẹp mặt anh chứ đẹp mặt ai!”, anh Sơn đành ngậm ngùi tiếp tục chịu đựng.

Tương kế tựu kế thoát ách rèn rũa của vợ, Eva tám, day vo, vo ghe gom, vo chong, hanh phuc gia dinh, bao phu nu, chuyen gia dinh, bao phu nu
Thế nhưng đã hơn một tháng trời trôi qua mà anh Sơn vẫn chẳng “vào nếp”. Anh vẫn lề mề, đủng đỉnh, chậm chạp y như lúc đầu, thậm chí, càng ngày càng có nhiều hướng “điệu đà”, chăm chút bản thân kỹ lưỡng hơn. (ảnh minh họa)

Nhiều lần, anh ngẩn ngơ tiếc mãi cái thời độc thân tự do tự tại, được sống thoải mái theo ý mình mà không bị gò ép, dạy bảo như một đứa học trò của vợ, chẳng còn đáng mặt nam nhi chút nào.

“Quá mù ra mưa”

Vốn quen với vẻ phong trần, nay bị rèn rũa thành một “công tử bột” lúc nào cũng chải chuốt, bóng bẩy, anh Sơn ngao ngán lắm. Nhưng vùng vẫy mãi vẫn không thoát nổi phép tắc do vợ đặt ra, nổi khùng, to tiếng quát nạt lại sợ bị vợ giận, mà mỗi lần vợ giận thì anh ôi chao là khổ.

Anh trằn trọc suy nghĩ suốt mấy đêm, một sáng, anh bật dậy từ sớm, mặt mày hớn hở vì tìm ra kế hay. Từ hôm ấy, chị Hằng ngạc nhiên bởi thấy chồng mình tiến bộ hẳn. Anh không để chị phải nhắc nhở bất cứ việc gì từ sinh hoạt đến ăn mặc.

Mỗi khi bước chân ra khỏi nhà là anh trông như một quí ông, tinh tươm từ đỉnh đầu đến tận gót giày, không chê vào đâu được.

Chị Hằng vừa ý lắm. Có mỗi một điều làm chị còn đôi chút bận tâm, đó là anh hơi chậm chạm, lề mề hơn bình thường trong khoản sửa soạn áo quần. Song chị cho rằng đó chỉ là chuyện nhỏ, dần dần, khi vào nếp, anh sẽ nhanh nhẹn hơn.

Thế nhưng đã hơn một tháng trời trôi qua mà anh Sơn vẫn chẳng “vào nếp”. Anh vẫn lề mề, đủng đỉnh, chậm chạp y như lúc đầu, thậm chí, càng ngày càng có nhiều hướng “điệu đà”, chăm chút bản thân kỹ lưỡng hơn.

Trước khi ra khỏi nhà, anh phải ngắm đi ngắm lại mình trước gương đến hẳn nửa giờ đồng hồ. Áo sơ mi dù đã được vợ là phẳng phiu từ cách đó dăm hôm, song anh vẫn chẳng hề yên tâm, lần nào trước khi mặc cũng phải là lại từng tí một để đảm bảo chiếc áo anh mặc hoàn toàn không có một nếp nhăn nào.

Đôi giày anh đi lúc nào cũng phải bóng đến nỗi soi gương được, chỉ cần mũi giày bị một vệt mờ là anh dứt khoát không chịu bước ra đường. Mỗi sáng, riêng việc vệ sinh cá nhân và sửa soạn quần áo của anh đã mất đến hai tiếng đồng hồ.

Anh ngắm vuốt còn kỹ lưỡng và lề mề hơn cả vợ trang điểm, ăn vận váy áo. Đã không biết bao nhiêu lần, chị Hằng bị trễ giờ làm vì đợi chồng cùng đi. Chị càu nhàu thì anh lại cười hềnh hệch: “Em bảo anh phải chỉn chu mà!”, thế là chị Hằng nghẹn đắng, không còn nói được lời nào.

Nhưng nỗi bực tức trong lòng chị chẳng thể nín nhịn lâu hơn được nữa khi vào dịp tất niên, bố mẹ vợ có lời mời anh con rể quí hóa sang ăn cỗ. Anh Sơn cho rằng đây là dịp đặc biệt nên đã sửa soạn từ trước đó 2 tiếng đồng hồ, song chẳng hiểu anh làm những gì mà quá hẹn đã 20 phút, anh vẫn chưa chuẩn bị xong.

Anh cứ quanh ra quanh vào hết chọn quần lại lựa áo. Chọn được bộ ưng ý rồi, anh lại mải miết ngồi là lượt cho thật phẳng phiu, nhặt từng sợi bông còn dính trên vải với một sự tỉ mẩn và tính kiên nhẫn phi thường.

Anh chải chuốt cho đầu tóc thật bóng mượt, sửa đi sửa lại vài sợi tóc nằm không đúng chỗ, ngay đến rẽ đường ngôi anh cũng phải làm lại vài lần mới thật phẳng vừa ý. Đến công đoạn thắt cà vạt, anh không yên tâm để vợ thắt nên tự tay làm, nhưng làm đi làm lại đến bốn, năm lần mà vẫn chưa được như mong muốn.

Chị Hằng thì sốt ruột, hết nhìn đồng hồ treo tường lại đến liếc đồng hồ đeo tay. Chị hết lời giục giã mà anh thì cứ đủng đỉnh, cãi lý rằng: “Phải thật chỉn chu, vì em bảo thế!”. Nhà ngoại ngồi chờ cơm cũng nóng ruột, liên tục gọi điện thoại nhắc nhở, song anh Sơn vẫn “bình chân như vại”.

Tương kế tựu kế thoát ách rèn rũa của vợ, Eva tám, day vo, vo ghe gom, vo chong, hanh phuc gia dinh, bao phu nu, chuyen gia dinh, bao phu nu
Chưa hết, anh còn nhanh tay ghi âm lại lời vợ làm để phòng sau này, mỗi khi bị “rèn”, anh sẽ lấy ra làm bằng chứng. (ảnh minh họa)

Anh còn đang bận lau lại đôi giày cho thật bóng. Thấy chồng cứ điềm nhiên như không, chị Hằng tức quá, hét ầm lên: “Đàn ông thì phiên phiến lên thôi chứ!”. Vừa nghe được câu ấy anh Sơn mừng như bắt được vàng, quăng cả giày lẫn dép, cười nhăn: “Đấy nhớ! Mình bảo thế đấy nhớ!”.

Chưa hết, anh còn nhanh tay ghi âm lại lời vợ làm để phòng sau này, mỗi khi bị “rèn”, anh sẽ lấy ra làm bằng chứng. Từ ngày có cái bùa hộ mệnh ấy bên người, cuộc sống của anh Sơn đã “dễ thở” hơn bội phần.

 
 
Linh Anh (Nguồn Đang yêu)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập769
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại788,821
  • Tổng lượt truy cập93,166,485
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây