Học tập đạo đức HCM

Chuyên gia tim mạch Hà Tĩnh khuyến cáo cách phòng, tránh đột tử

Thứ bảy - 06/03/2021 09:33
Bác sỹ Phạm Hữu Đà – Trưởng khoa Tim mạch – Lão học (BVĐK tỉnh Hà Tĩnh) khẳng định: để phòng tránh đột tử, quan trọng nhất vẫn là thay đổi lối sống, không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu, bia và tiến hành khám sức khỏe định kỳ.
 
133d6090932t94018l0

Bác sỹ Phạm Hữu Đà – Trưởng khoa Tim mạch – Lão học (BVĐK tỉnh Hà Tĩnh) trao đổi với PV Báo Hà Tĩnh về bệnh lý đột tử.

- PV: Thưa bác sỹ Phạm Hữu Đà, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh ta liên tiếp xảy ra các ca đột tử. Bác sỹ có thể chia sẻ thêm về hiện tượng này?

Bác sỹ Phạm Hữu Đà: Trong một vài tháng gần đây liên tiếp xảy ra các hiện tượng đột tử, đặc biệt là ở người trẻ; nhưng vẫn chưa có một thống kê cụ thể ở Việt Nam. Tại nhiều nước, ví dụ như ở Mỹ, người ta ước tính khoảng từ 10%-15% số trường hợp đột tử ở người dưới 45 tuổi thường do các bệnh lý nhưng trên nền tim vẫn bình thường.

 

Về cơ bản, hầu hết nguyên nhân đột tử - đặc biệt là đối với người trẻ - tuyệt đại đa số là do nguyên nhân tim mạch, sau đó mới đến nguyên nhân khác như: tai biến mạch máu não do vỡ các dị dạng phình mạch não, thông động tĩnh mạch não.

- PVVậy bác sỹ có thể cho biết những dấu hiệu nhận biết người bị đột tử?

Bác sỹ Phạm Hữu Đà: Đột tử là ngừng tim ngay, thường không có dấu hiệu báo trước; tuy nhiên, trước đó nếu để ý kỹ người dân có thể đi khám sàng lọc trước khi có các dấu hiệu gợi ý khi mình nằm trong nhóm nguy cơ cao về đột tử.

133d6091155t3053l7 129d1215746t14296l0

Bác sỹ BVĐK tỉnh Hà Tĩnh thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ đang điều trị.

Ví dụ như trong gia đình có người trẻ từng bị đột tử không rõ nguyên nhân hoặc trong các hoạt động gắng sức nhiều như chơi thể thao mà xảy ra ngất xỉu, mệt hoặc các rối loạn nhịp, thỉnh thoảng thấy hồi hộp quá mức trong ngực thì cần đi khám để sàng lọc được các nguyên nhân, điều trị các nguyên nhân đó và thay đổi lối sống để giảm được các nguy cơ đột tử.

- PV: Bác sỹ có thể chia sẻ những phương pháp cấp cứu đối với người bị đột tử?

Bác sỹ Phạm Hữu Đà: Đột tử thường xảy ra ở nhà hoặc nơi cộng động nên các phương tiện cấp cứu gần như không có, lúc đó các phương pháp sơ cứu là quan trọng nhất. Khi bệnh nhân ngừng tim thì ép tim, hô hấp nhân tạo và gọi cấp cứu 115 để cấp cứu tại chỗ. Nếu bệnh nhân bị đột tử không sơ cứu tại chỗ mà đưa bệnh nhân đi đến ngay các bệnh viện thì khi đến nơi thời gian đã quá muộn và gần như không có kết quả.

106d6110116t82887l0

Để phòng tránh hiệu quả đột tử, người dân cần thay đổi lối sống

Để phòng, tránh đột tử thì cần tìm được nguyên nhân và người ta chia ra 2 nhóm nguyên nhân chính. Một là nguyên nhân do các bệnh lý ở cấu trúc tim, ví như bệnh nhân có tiền sử bệnh lý mạch vành từ trước như: hẹp mạch vành nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh lý van tim… Đối với những người này đã nhận biết nguyên nhân từ trước nên cần có một chiến lược phòng ngừa như là hạn chế gắng sức, dùng thuốc đều đặn.

Còn lại hầu như rơi vào người không có bệnh lý cấu trúc tim, không có dấu hiệu báo trước thì sẽ chia ra các nhóm như: hội chứng quy tê dài, quy tê ngắn, hội chứng tiền kích thích, hội chứng rude. Khi có các dấu hiệu như: hồi hộp, nóng ngực, tức ngức, đặc biệt trong gia đình có tiền sử người trẻ đột tử hoặc tiền sử ngất xỉu thì những người đó cần đến bệnh viện để khám, sàng lọc tim mạch. Trên cơ sở khám sàng lọc, bác sỹ sẽ đưa ra các khuyến cáo để giảm nguy cơ đột tử.

- PV: Vậy bác sỹ có lời khuyên gì dành cho người dân để phòng trành hiệu quả bệnh lý này?

Bác sỹ Phạm Hữu Đà: Đối với các bệnh nhân đã có các bệnh lý, dễ dẫn đến nguy cơ đột tử cao thì cần tuân thủ uống thuốc điều trị theo định kỳ. Đối với người trẻ, giải pháp phòng tránh hiệu quả nhất là cần sàng lọc về tim mạch và mạch não.

Quan trọng nhất vẫn là thay đổi lối sống, không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia, hạn chế vận động gắng sức và khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh lý về tăng huyết áp, tiểu đường, đây là những bệnh thường gây nguy cơ về mạch vành.

Khi khám sức khỏe định kỳ nếu phát hiện các nguy cơ về tim mạch thì người dân cần đến các chuyên khoa tim mạch để khảo sát sâu thêm về tim mạch, đưa ra các chiến lược phòng ngừa các yếu tố nguy cơ cho bệnh nhân.

- PV: Xin cảm ơn bác sỹ!

Theo Phúc Quang - Anh Tấn/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm76
  • Hôm nay22,775
  • Tháng hiện tại516,899
  • Tổng lượt truy cập83,572,894
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây