Học tập đạo đức HCM

Nhút mít món ăn dân giã, món quà ý nghĩa.

Thứ ba - 09/06/2020 05:51

images?q=tbn:ANd9GcRW uLTxM6s9Jj2bAiinbzwVNqdNl5Fs8A4HLvO  eLD2lLYxTO2g

images?q=tbn:ANd9GcRW uLTxM6s9Jj2bAiinbzwVNqdNl5Fs8A4HLvO eLD2lLYxTO2g
Hà Tĩnh được biết đến với nhiều đặc sản đặc trưng và những món ăn dân giã. Nhút mít là một trong những món ăn được nhiều người biết đến và trở thành món ăn đặc sản gây thương nhớ cho những người lớn lên từ vùng đất này và những người dân trên khắp các miền quê khác.

Hàng năm cứ đến mùa mít là nhà nhà ở các vùng quê miền núi Hà Tĩnh đều có sẵn một hũ nhút mít để phục vụ gia đình và những người thân. Những năm gần đây nhờ thực hiện tiêu chí phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho các hộ dân theo tiêu chí nông thôn mới và hướng tới xây dựng sản phẩm OCOP của tỉnh nhà đưa hương vị quê hương đi xa hơn. Nên món nhút mít qua nhiều hình thức quảng bá đã được nhiều người biết đến, các đoàn tham quan nông thôn mới ở các tỉnh bạn đến cũng đã chọn nhút mít về làm quà biếu. Nắm bắt được nhu cầu này nên từ tháng 3/2020 tổ hợp tác Phát Đạt Nhút mít Hương Liên, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đã ra đời. Tổ thành lập với 8 thành viên tham gia, là chị em hội viên Hội phụ nữ ở các thôn 1,2,3 và 5. Các thành viên của THT phần lớn là các chị em có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập chỉ từ sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ. Theo lời chị Nguyễn Thị Sửu,Tổ trưởng cho biết “Khi bắt đầu thành lập THT, nhiều chị đã xung phong tham gia bởi các chị đều đã rất thành thạo với việc làm nhút mít và các chị mong muốn với sản phẩm sẵn có của gia đình và của vùng quê mình có thể tạo công ăn việc làm ổn định, có thêm thu nhập. Mong muốn đưa sản phẩm quê nhà được nhiều người biết đến và trở thành sản phẩm hàng hóa trên thị trường”.

Việc sản xuất sản phẩm nhút mít được làm từ các nguyên liệu sẵn có tại vườn hộ của gia đình gồm: Mít quả loại không quá non nhưng cũng chưa già, không sâu bệnh, tốt nhất là mít ướt (mít mật); lá đậu, lá kiệu, ớt cay,... và một số gia vị khác. Các nguyên liệu qua bàn tay của các chị đã làm nên sản phẩm nhút mít thơm, ngon và màu sắc bắt mắt. Chị Trần Thị Hoan một thành viên trong tổ chia sẻ “Hầu hết mỗi gia đình trong xã chúng tôi nhà nào cũng có cây mít, nhà nhiều nhà ít đều có nên vào mỗi mùa mít nguyên liệu để làm nhút mít rất lớn. Sản phẩm nhút mít đã được chúng tôi làm từ bao đời nay để phục vụ gia đình và người thân. Tuy nhiên, hôm nay được tham gia vào THT này là một vinh dự cho tôi để cho tôi và mọi người ngoài có thêm thu nhập cho gia đình còn được trỗ tài tay nghề đã lão luyện bao nhiêu năm nay và sản phẩm nhút mít vùng chúng tôi đi đến nhiều người hơn”.

Từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, tổ đã thực hiện công việc làm nhút mít theo đợt, cứ 3 ngày tổ tập trung thực hiện làm 1 đợt trong 1 ngày, với sản phẩm làm ra từ 50 – 60 hộp/đợt. Trọng lượng mỗi hộp 1,4kg, có giá 30.000 đồng, thì trong 1 tháng như thời gian vụ mít này tổ thu được từ 15 – 18 triệu đồng, tính cho mỗi chị có thêm thu nhập từ 2 – 2,2 triệu đồng/tháng. Chị Trần Thị Hường, Chủ tịch Hội LHPN xã Hương Liên phấn khởi nói “Thật sự chúng tôi cũng không nghĩ việc thành lập THT nhút mít này lại có một khởi đầu đầy tốt đẹp như thế. Mặc dù hiện nay chúng tôi chỉ mới thực hiện sản xuất khoảng 10 ngày/1 tháng và thu nhập từ việc sản xuất nhút mít chưa thường xuyên nhưng chị em rất phấn khởi. Sản phẩm nhút mít của chúng tôi đã đi đến nhiều vùng quê và đi vào cả tận Bình Dương nên thời gian tới với trách nhiệm vừa là thành viên vừa là người đứng đầu một tổ chức chúng tôi tiếp tục hỗ trợ THT trong mọi việc và nhất là việc đưa sản phẩm kết nối được với thị trường tìm đầu ra để tổ hoạt động thường xuyên hơn. Định hướng phát triển sản xuất các sản phẩm cho tổ sau khi kết thúc vụ mít chúng tôi sẽ tìm nhiều hướng sản xuất sản phẩm khác như măng rừng, hoa chuối rừng để chị em có việc làm quanh năm và tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương”.

THT Phát Đạt Nhút mít Hương Liên, huyện Hương Khê được thành lập và đi vào hoạt động là một trong những thành công trong cách làm và hoạt động thiết thực của Hội nông dân, hội phụ nữ xã, huyện và cấp uỷ chính quyền địa phương. Là tiền đề để nhiều địa phương trong tỉnh học tập và làm theo nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và hoàn thành tiêu chí hộ nghèo, tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng Nông thôn mới./.

Theo Thái Thơm/sonongnghiephatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay35,811
  • Tháng hiện tại228,904
  • Tổng lượt truy cập92,606,568
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây