Học tập đạo đức HCM

Hiến 10.000 tỷ để đường làng rộng hơn

Chủ nhật - 03/11/2013 09:55
Trong 5 năm (2008 - 2012) các địa phương trên cả nước đã huy động được gần 47.000 tỷ đồng vốn xây dựng giao thông nông thôn. Trong đó, hàng ngàn người dân đã hiến đất, đóng góp các tài sản giá trị lên đến gần 10.000 tỷ đồng để mở đường, xây cầu.

 

GTNT Việt Nam đang thay đổi một cách căn bản nhờ nhiều người dân hiến đất tư, làm đường công
GTNT Việt Nam đang thay đổi một cách căn bản nhờ nhiều người dân hiến đất tư, làm đường công


Hiến đất để đường rộng hơn

Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội là vùng “tấc đất, tấc vàng” nhưng nhiều người dân đã tình nguyện hiến hàng chục mét vuông cho việc làm đường, xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy mà đường liên thôn, liên xã đang thoát khỏi cảnh chật hẹp, lầy lội trước đây.

Phó Chủ tịch UBND xã  Đông Mỹ Lê Mạnh Chiến cho biết: Từ những năm 1996, Đông Mỹ đã có hơn 200 hộ dân thôn 4 và thôn 5 hiến đất mở con đường ven đê dài 1km. Mới đây, trong chương trình xây dựng nông thôn mới, xã có chủ trương mở rộng thêm 9 tuyến đường làng ngõ xóm. Hiện, tuyến đường của thôn 1 đã hoàn thành, với chiều dài 425m. Xã đã vận động nhân dân hiến được 116m2, dịch chuyển 297m tường rào, 37m đường nhà cấp 4.

Ông Phạm Đức Tuyên - trưởng thôn 1 nơi  có những hộ dân đã xây sân vườn với cổng  kiên cố, tính cả tiền đất lên đến vài chục triệu đồng cho biết  nhiều nhà trong số đó sẵn sàng phá cổng để mở đường. Ông Phạm Hồng, người đã hiến hàng chục mét vuông đất tâm sự: “Hiến đất làm đường thực chất là nhằm phục vụ cho việc đi lại và sản xuất được thuận lợi hơn, nên hầu hết bà con đều sẵn lòng. Mặc dù, giá đất ở đây cao nhưng người dân rất vui vì được góp một phần nhỏ của mình vào xây dựng quê hương”.

Không chỉ có Hà Nội, ở nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Quảng Ninh... phong trào hiến đất làm đường cũng hết sức sôi động. Trong số 53 xã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 113 xã nhận Bằng khen của Bộ GTVT trong dịp vinh danh các xã điển hình trong phong trào xây dựng GTNT (2008-2013) vừa được Bộ GTVT tổ chức, có hàng ngàn gia đình đã đóng góp vào gần 10.000 tỷ đồng giá trị đất của gia đình vào phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong số đó có cả những người dân cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc đến những người ở thành phố mà mỗi mét vuông đất trị giá vài chục triệu đồng đã không kể thiệt hơn góp phần làm những con đường liên thôn, liên xóm khang trang đẹp đẽ.

Như ở tỉnh Đồng Nai, chị Nguyễn Thị Huy ở ấp Hưng Long, xã Hưng Thịnh (huyện Trảng Bom), mặc dù kinh tế gia đình thiếu thốn, chồng thường xuyên bị bệnh, nhưng chị vẫn hiến mảnh đất rộng 800m2, trị giá hơn 200 triệu đồng làm đường. Cụ Nguyễn Thị Thí - ấp Hưng Long, xã Hưng Thịnh (huyện Trảng Bom) sống đơn thân, cuộc sống khó khăn cũng góp 300m2 đất để làm đường liên ấp, hay như bà Dương Thị Thu ở ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc) đã đồng ý góp 300m2 đất và 30 triệu đồng mở đường mới.

Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội cũng đồng lòng vào cuộc, vận động gia đình hiến đất làm đường giao thông. Đặc biệt, trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh các tỉnh, thành trên cả nước đã hiến hàng trăm ngàn mét vuông đất làm đường. Cụ thể, CCB tỉnh Vĩnh Long hiến gần 120.000m2, 5 CCB TP Cần Thơ hiến 5.200m2, CCB phường Trại Chuối và Hạ Lý TP Hải Phòng hiến gần 1.900m2 giá gần 2 tỷ đồng. Hội CCB tỉnh Thanh Hóa hiến hơn 5.000m2, CCB tỉnh Sóc Trăng hiến 43.000m2 đất, bắc mới và sửa chữa 757 cây cầu trị giá 2,1 tỷ đồng. Hội CCB tỉnh Lạng Sơn đóng góp xây dựng 55km đường bê tông,15 hộ CCB xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, Quảng Nam hiến đất mở rộng tuyến đường 615 dài 3km không nhận tiền đền bù…

Ý Đảng hợp lòng dân

Nhiều năm gần đây, hàng chục ngàn mét đường của hệ thống đường GTNT đã được làm mới, góp phần đem lại diện mạo mới cho các làng quê. Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải tại Hội nghị sơ kết Nghị quyết TW7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và biểu dương các xã điển hình trong phong trào xây dựng GTNT (giai đoạn 2008 - 2012), các địa phương đã huy động được gần 47.000 tỷ đồng vốn xây dựng GTNT. Trong đó, Trung ương hỗ trợ hơn 12.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 19.000 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 10.000 tỷ đồng, các nguồn khác hơn 5.300 tỷ đồng. Hiện nay, vẫn còn 149 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Mục tiêu đến năm 2015, 100% xã trên cả nước đã có đường ô tô đến trung tâm xã, với các xã đặc biệt khó khăn do địa hình, chi phí đầu tư lớn thì có đường cho xe máy và xe thô sơ.

Người dân đã không còn coi việc tu sửa đường sá là của Nhà nước, là của công mà coi đó là trách nhiệm và quyền lợi của chính mình. Từ đó, sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng góp công góp sức, hiến tặng đất đai cùng chính quyền xây dựng lên những con đường, lối xóm khang trang sạch sẽ góp phần hỗ trợ giao thương, kết nối và phát triển kinh tế vùng. Trong thời điểm hiện tại, điều kiện đường sá còn xuống cấp, kinh phí bảo trì, bảo dưỡng còn hạn hẹp thì phong trào hiến đất, hiến công của người dân cho công cuộc phát triển tam nông thật đáng trân trọng.

“Đạt được kết quả như vậy là do có chủ trương, chính sách phù hợp thực tiễn, hợp lòng dân; sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Bộ, ngành Trung ương, cấp ủy chính quyền địa phương và sự đồng thuận vào cuộc của người dân”- Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã khẳng định như vậy tại hội nghị sơ kết Nghị quyết T.Ư 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và biểu dương các xã điển hình trong phong trào xây dựng GTNT (giai đoạn 2008 - 2012) vừa được Bộ GTVT tổ chức.

Đề xuất cho người dân hiến đất được vay vốn ưu đãi

Tại Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Bộ Giao thông vận tải vừa được tổ chức, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã ghi nhận ý kiến của một số địa phương đề nghị cho vay vốn ưu đãi đối với hộ gia đình hiến đất, tài sản để làm đường giao thông nông thôn. Phó Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất này để có thể mở rộng đối tượng được vay vốn ưu đãi của Nhà nước, trong đó có những người đã hiến đất, hiến tài sản làm đường. Đồng thời cũng nhìn nhận, ngân sách Trung ương đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay còn quá thấp, sắp tới khi phân bổ ngân sách sẽ cố gắng tập trung cao độ hơn cho chương trình này, đồng thời, lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Các địa phương cũng cần phân bổ nguồn thu về cho các xã để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, trong đó có phát triển giao thông nông thôn.

Vinh danh cá nhân hiến đất làm đường

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Bộ GTVT vừa được tổ chức, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng yêu cầu các cơ quan thuộc Bộ đồng thời đề nghị các địa phương tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Đặc biệt Bộ GTVT, các địa phương trên cả nước cần vinh danh các cá nhân đã hiến đất, tài sản để làm đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, nhân rộng các mô hình “thuận lòng dân” làm tốt phong trào này trên cả nước.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên toàn quốc, phối hợp hỗ trợ các địa phương trong việc xây dựng đường giao thông nông thôn.

“Ngoài việc hỗ trợ bằng sản phẩm, các doanh nghiệp xi măng cũng nên có các chương trình hỗ trợ khác như miễn phí công vận chuyển cho các địa phương làm đường giao thông nông thôn. Như thế vừa phát triển được sản xuất xi măng cung cấp cho thị trường nội địa vừa làm tốt chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết T.Ư 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” - Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.


Hoài Lâm
Nguồn giaothongvantai.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập342
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm339
  • Hôm nay31,892
  • Tháng hiện tại210,459
  • Tổng lượt truy cập90,273,852
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây