Học tập đạo đức HCM

Trưởng thôn hiến đất làm đường cho dân

Thứ hai - 14/03/2016 23:55
Về thôn Bản Giềng, xã Dương Quang, TP.Bắc Kạn (Bắc Kạn) cách đây không lâu, chúng tôi nhận thấy con đường trong thôn to đẹp, đi lại thuận lợi hơn. Sự thay đổi ấy bắt nguồn từ công sức đóng góp của người dân thôn Bản Giềng, đặc biệt là vai trò của Trưởng thôn Chu Kế Thu.

Khoan thai bước trên con đường bê tông phẳng lỳ uốn lượn theo những vạt đồi xanh, ông Thu kể: Đường giao thông ở Bản Giềng trước đây đi lại vô cùng khó khăn, mùa mưa thì lầy lội, mùa khô thì bụi mù. Hàng hóa, nông sản của bà con làm ra tiêu thụ rất khó do bị ép giá vận chuyển, khổ nhất là các cháu học sinh, mùa mưa đến trường đều lấm lem bùn đất, ngã lên ngã xuống vì trơn...

 


Trưởng thôn Chu Kế Thu hiến đất làm đường.  Ảnh: N.T 

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân trong thôn được tuyên truyền, vận động tham gia hiến đất, góp công làm đường bê tông. Bản thân là đảng viên, lại là trưởng thôn, ông Thu càng hiểu rõ chủ trương của Đảng và những lợi ích của việc cứng hóa đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên, ông cũng biết việc mở đường vào thôn rất khó vì đa phần người dân đều sợ mất đất. Vì thế, dù kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, sau mấy ngày trăn trở suy nghĩ, ông đã bàn với gia đình và quyết định tự nguyện hiến 250m2 đất. Sau đó, ông đi đến từng nhà, với lời lẽ chân tình phân tích, thuyết phục để các gia đình hiểu được lợi ích của việc xây dựng con đường to rộng cho thôn.

Bằng sự chân tình và hành động tự nguyện hiến đất trước, ông Thu đã thuyết phục được 10 hộ tự nguyện hiến hơn 1.000m2 đất để làm đường, trong đó có cả những hộ còn khó khăn, thu nhập thấp. Ông Lâm Văn Hè, người cũng tự nguyện hiến 100m2 đất bày tỏ: “Thực tình lúc đầu ông Thu đến vận động gia đình tôi còn băn khoăn lắm, bây giờ mới thấy giá trị con đường mang lại. Tới đây nếu có chủ trương mở rộng đường thì tôi vẫn sẵn sàng hiến đất cho Nhà nước”.

Giờ đây, con đường vào Bản Giềng đã được đổ bê tông phẳng lỳ dài hơn 500m, rộng 2,5m, không chỉ tô điểm cho bản làng thêm đẹp mà còn mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Nếu trước đây bà con gặt lúa vận chuyển về nhà mất cả ngày thì giờ chỉ 1 buổi là xong. Trẻ em đến trường thong dong đạp xe mà không sợ lầy lội, lấm bẩn như trước…

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập499
  • Hôm nay55,864
  • Tháng hiện tại715,191
  • Tổng lượt truy cập93,092,855
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây