Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới – tiền đề vững chắc cho đô thị tương lai

Thứ hai - 16/06/2014 03:09
Sau hơn 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), TP Hà Tĩnh đã “đóng góp” một trong 7 xã về đích trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả này đã khẳng định các giải pháp thành phố đề ra khi triển khai chương trình là đúng đắn.

Dồn sức cho xã điểm

Theo kế hoạch, Thạch Môn sẽ về đích NTM trong năm 2014. Để về đích đúng hẹn, xã phải hoàn thành 5 tiêu chí: giao thông, môi trường, chợ nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa và hệ thống chính trị, xã hội với tổng kinh phí đầu tư hàng chục tỷ đồng. Đây quả là một thách thức đối với chính quyền thành phố khi trước đó đã dồn sức để Thạch Hạ về đích đúng hẹn trong năm 2013. Tuy nhiên, với kinh nghiệm sẵn có, lãnh đạo thành phố đã sớm kiện toàn ban chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp ngay từ đầu năm 2014.

Nông thôn mới – tiền đề vững chắc cho đô thị tương lai
Người dân tại vùng nuôi trồng thủy sản xã Thạch Hạ không ngừng đầu tư con giống, cải tạo ao hồ để chuyển hướng thâm canh.

Theo ông Lương Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh: “Công tác tuyên truyền, vận động luôn được thành phố coi là giải pháp hàng đầu, tuy nhiên, tuyên truyền ở thời điểm này cũng được đổi mới trong phương thức tiếp cận, truyền tải nội dung. Bên cạnh đó, thành phố huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà các xã báo lên hằng tuần”.

Trong các tiêu chí chưa đạt của nhiều xã, thì giao thông là tiêu chí khó hoàn thành, đòi hỏi nhiều yếu tố. Vì vậy, cùng với cơ chế hỗ trợ của tỉnh, thành phố cũng ban hành cơ chế riêng để người dân làm đường GTNT theo đúng chuẩn như: hỗ trợ 100% vật liệu cát, sỏi... Đối với các xã đăng ký làm đường có chiều rộng 6,5m, bề mặt 3,5m, thành phố hỗ trợ 50% giá trị kinh phí giải phóng mặt bằng cho người dân khi tham gia hiến đất, tài sản. Nhờ đó, 6 tháng đầu năm, xã Thạch Môn đã nhận được 48/174 tấn xi măng, làm 2,4 km đường GTNT. Ngoài ra, các xã như Thạch Trung, Thạch Đồng cũng đã làm mới nhiều km đường trục thôn, xóm, kênh mương nội đồng.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Lương Quốc Tuấn, đối với xã Thạch Bình về đích năm 2015, tùy vào điều kiện, thành phố tiếp tục có cơ chế hỗ trợ để xã hoàn thành các tiêu chí.

Vạch rõ hướng phát triển kinh tế bền vững

Trong điều kiện đất đai đắt đỏ, chật hẹp, lại sống gần trung tâm nên việc người dân không mặn mà với 2 vụ lúa mỗi năm là điều dễ hiểu. Đây cũng là nguyên nhân khiến chính quyền thành phố loay hoay xác định hướng phát triển cho kinh tế nông nghiệp của địa phương. Tuy nhiên, trong “cái khó ló cái khôn”, lãnh đạo thành phố đã đưa ra giải pháp xây dựng các mô hình theo hướng thâm canh, áp dụng KHKT, cơ giới hóa sản xuất. Trong đó, các mô hình được xây dựng theo hướng liên doanh, liên kết theo từng chuỗi sản phẩm.

Theo số liệu thống kê, diện tích trồng lúa của TP Hà Tĩnh giảm trung bình 39 ha/vụ/năm. Tuy vậy, do chuyển đổi cơ cấu giống lúa ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao nên sản lượng lúa hàng năm đạt cao, đầu ra sản phẩm được đảm bảo. Cũng nhờ tư duy sản xuất thay đổi, nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để nâng cấp ao hồ, lựa chọn con giống. Vụ hè thu năm 2014, tổng diện tích nuôi trồng mặn lợ toàn thành phố đạt 295 ha thì trên 50% được nuôi thâm canh, bán thâm canh, đặc biệt hình thức quảng canh đã không còn trong tư duy sản xuất của người dân.

Ông Trần Hậu Tuấn - Trưởng phòng Kinh tế TP Hà Tĩnh cho biết: “Bám sát đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng NTM, thành phố sẽ xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa như: sản xuất rau sạch, trồng hoa, nuôi trồng thủy sản... Các sản phẩm làm ra theo đúng quy trình sẽ có nhãn mác, thương hiệu”.

Bên cạnh phát triển nông nghiệp, TP Hà Tĩnh cũng xác định mũi nhọn phát triển kinh tế là thương mại, dịch vụ, du lịch. Theo tinh thần Chỉ thị 01/NQ-Th.U giai đoạn 2014-2015 của Thành ủy, TP Hà Tĩnh sẽ có nhiều trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch, hệ thống nhà hàng, khách sạn hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn. Nếu mục tiêu này đạt được trong tương lai gần, việc xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại với các sản phẩm hàng hóa chủ lực sẽ là hậu cần cho hướng phát triển mũi nhọn này.

Với những giải pháp chiến lược, tin rằng, công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn thành phố sẽ đạt kết quả tốt đẹp, làm tiền đề vững chắc để TP Hà Tĩnh tiến đến một đô thị văn minh, giàu mạnh.

Thế Công
Nguồn: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập335
  • Hôm nay51,167
  • Tháng hiện tại881,894
  • Tổng lượt truy cập92,055,623
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây