Học tập đạo đức HCM

Sức sống mới ở cửa biển Cẩm Lộc

Thứ hai - 19/08/2013 00:19
Nghề ngư nghiệp đã tồn tại ở xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên từ lâu nhưng do phương thức đánh bắt lạc hậu nên hiệu quả thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy vậy, về tới cửa biển Cẩm Lộc bây giờ chúng tôi hết sức ngỡ ngàng trước không khí sôi động của những đội tàu lớn đang náo nức ra khơi làm chủ ngư trường mang lại niềm tin yêu ngày mới.
Tàu lớn của ông Lê Văn Phú neo đậu tại cửa Lạch Quyèn xã Cẩm Lộc
Tàu lớn của ông Lê Văn Phú neo đậu tại cửa Lạch Quyèn xã Cẩm Lộc
 
Hiện nay, xã Cẩm Lộc có khoảng gần 450 hộ bà con giáo dân thuộc các thôn 5,6,8 và 9 sống bằng nghề ngư nghiệp. Chưa đầy 20 năm trước, khi mà ngư dân các vùng khác trong tỉnh như: Cương Gián, Thạch Kim, Kỳ Ninh… hay ngay cả Cẩm Nhượng, một xã nằm kề cận với xã Cẩm Lộc đã sử dụng các loại thuyền máy có công suất lớn đánh bắt  xa bờ, thì bà con ngư dân ở đây vẫn đang dùng các loại ghe, thuyền nhỏ chèo bằng tay, loay hoay trong lộng.

Thực tế nghề ngư nghiệp ở Cẩm Lộc đã tồn tại từ lâu đời, nhưng chỉ vài năm trở lại đây mới bắt đầu phát triển mạnh nhờ vào các chính sách tuyên truyền, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là ý thức vươn lên làm chủ cuộc sống của người dân. Từ một vùng quê nghèo, tới nay Cẩm Lộc đã có cả một đội tàu lớn gồm: 217 chiếc,  trong đó có tới  75 tàu có công suất trên 40 CV đủ sức vươn ra khơi xa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đặc biệt, đầu năm trong năm 2013 này có anh Lê Văn Phú ở thôn 8, anh đã mạnh dạn đầu tư đóng mới chiếc tàu HT- 90135 TS có công suất 130 CV, tiếp đến ông Trương Quang Thủy ở thôn 9 đóng mới  tàu có công suất 145CV, và sắp tới sẽ có  tàu với công suất 200CV của ông Lê Văn Đông cũng ở thôn 9 sẽ được hạ thủy. Những chiếc tàu này đều được trang bị phương tiện hiện đại được đăng ký, đăng kiểm và các thuyền trưởng, máy trưởng được tập huấn đầy đủ.

Anh Lê Văn Phú chủ nhân của tàu HT- 90135 TS  cho biết: Tàu của anh được trang bị đầy đủ phương tiện đi biển hiện đại như: bộ đàm dùng để liên lạc, đài trực canh dùng để nghe dự báo thời tiết, thiết bị định vị dùng để xác định vị trí và độ nông sâu của mực nước. Về ngư cụ, được trang bị 700 bộ bóng đánh ghẹ hiện đại để đánh ghẹ và đánh ốc hương xuất khẩu. Nhờ đó, ngoài những ngày biển động, tàu luôn đảm bảo việc làm ổn định cho 5 lao động với thu nhập bình quân trên 1,5 triệu đồng cho mỗi người/ một ngày.

Để đóng được một chiếc tàu mới có công suất từ 130 CV trở lên phải chi phí ít nhất 600 triệu đồng, trong đó được nhà nước hỗ trợ 200 triệu đồng, theo Quyết định 24 của UBND tỉnh. Ngoài ra ai có nhu cầu còn được vay vốn ưu đãi theo Quyết định 26/QĐ-UBND của UBND tỉnh; UBND huyện Cẩm Xuyên đã có chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2015. Qua đó hỗ trợ lắp dàn đèn Lét trị giá 40 triệu đồng cho những tàu có công suất từ 90CV trở lên và lắp đặt tấm hấp thu năng lượng trị giá 10 triệu đồng cho mỗi cơ sở chế biến nước mắm.
 
Ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì địa phương rất chú trọng trong công tác tuyên truyền vận động làm cho người dân hiểu rõ quyền lợi, nghĩ vụ cũng như ý thức trách nhiệm công dân của mình đối với biển đảo của quê hương nên nhờ đó người dân ngày càng tin yêu, gắn bó với truyền thống đáng tự hào từ bao đời cha ông để lại.  
 
Ông Lê Văn Chứ (57 tuổi) một ngư dân ở thôn 8 hồ hởi nói: “Cũng nhờ phát huy hiệu quả về nghề biển nên đời sống vật chất tinh thần của người dân chúng tôi ngày một đổi thay rõ rệt. Để có được những con tàu lớn ra khơi làm chủ ngư trường như bây giờ quả thực là như mơ, nhưng hiện nay những người làm nghề đánh bắt ở Cẩm Lộc chúng tôi chỉ băn khoăn một điều duy nhất là làm sao được mua bảo hiểm người và phương tiện đi biển, để vững tin hơn mỗi khi ra khơi xa đối mặt với những bất trắc có thể xẩy ra.”
 
Ông Lâm Xuân Thuận, cán bộ khuyến nông, khuyến ngư xã Cẩm Lộc cho biết: Tâm tư nguyện vọng của bà con ngư dân Cẩm Lộc là hoàn toàn chính đáng, xã cũng đang tìm cách đề nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện sớm nhất cho họ được đóng bảo hiểm người và phương tiện đi biển. Nếu điều đó sớm trở thành hiện thực thì chắc rằng, càng ngày Cẩm Lộc sẽ càng có thêm những chiếc tàu lớn và trở thành một trong những đội tàu hùng hậu, tha hồ thả sức tung hoành trên biển cả, thỏa với ước mơ ngàn đời của họ.
 
Trước đây do đời sống khó khăn, bên cạnh đó cách nhìn còn hạn chế nên hầu hết con em ở đây không được học hết chương trình phổ thông. Tuy vậy, từ năm 2000 lại nay đã có nhiều em học lên tới  THPT, thậm chí có em thi vào Đại học. Đó chính là bước ngoặt quan trọng nhất để các thế hệ tiếp theo của người dân xứ biển Cẩm Lộc đem kiến thức của mình xây dựng quê hương ngày một đẹp giàu.
Minh Tâm
Văn phòng Điều phối NTM tỉnh
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập902
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại753,608
  • Tổng lượt truy cập93,131,272
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây