Học tập đạo đức HCM

Một năm “chuyển mình” của Vũ Quang: Từ đất keo tràm đến trái ngọt dứa Cayenne

Thứ tư - 23/07/2025 14:43
Tròn một năm kể từ khi những gốc dứa Cayenne đầu tiên bén rễ trên vùng đồi Vũ Quang, những tín hiệu tích cực từ mô hình chuyển đổi cây trồng đã dần hiện hữu. Những quả dứa đầu mùa đang dần hình thành, báo hiệu một mùa bội thu – không chỉ về kinh tế, mà còn về niềm tin vào hướng đi mới.
Tháng 7/2024, xã Hương Minh trước khi sáp nhập triển khai mô hình trồng dứa Cayenne trên diện tích đất đồi từng trồng keo, tràm hiệu quả thấp. Với sự hỗ trợ đồng bộ từ chính quyền địa phương và Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco), người dân được cung cấp giống, tập huấn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng liên kết.
Từ vài hộ tiên phong, mô hình nhanh chóng lan rộng nhờ hiệu quả kinh tế rõ rệt. Dứa Cayenne dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, phù hợp với điều kiện đất đồi. Nếu tuân thủ quy trình kỹ thuật, năng suất có thể đạt 60–80 tấn/ha, doanh thu ước khoảng 300–400 triệu đồng/ha – mức thu nhập đầy triển vọng đối với một vùng nông thôn miền núi còn nhiều khó khăn như Vũ Quang.
anh 1 2
 Vườn dứa Cayenne xanh tốt trải dài trên đất đồi tại xã Vũ Quang
Khác với sản xuất nhỏ lẻ trước đây, mô hình dứa Cayenne được tổ chức bài bản từ khâu làm đất, lên luống, phủ nilon, bón phân định kỳ đến xử lý ra hoa đồng loạt. Mỗi quả dứa đều được phân loại rõ ràng khi thu mua: loại trên 1kg giá 5.000 đồng/kg; loại 0,5–1kg giá 3.500 đồng/kg; loại 0,3–0,5kg giá 2.500 đồng/kg.
Hiện các vườn trồng đầu tiên đã bắt đầu ra quả non. Mắt dứa mịn, màu sáng, trái phát triển đồng đều – những tín hiệu tích cực cho thấy giống cây phù hợp với thổ nhưỡng địa phương và kỹ thuật canh tác đang đi đúng hướng.
Một trong những người tiên phong là chị Phạm Thị Ngọc Hoa – hội viên Hội Phụ nữ thôn Đồng Minh. Chuyển đổi 0,5 ha đất đồi từ keo sang dứa, chị tự tay làm luống, phủ nilon và trồng từng chồi dứa theo đúng kỹ thuật được hướng dẫn. Sau gần một năm, vườn dứa của chị bắt đầu ra quả, khẳng định hiệu quả từ sự chăm chỉ, bền bỉ và dám nghĩ dám làm.
anh 2 2 1
Cây dứa Cayenne đang ra quả – minh chứng cho khả năng thích nghi và giá trị kinh tế.
Không chỉ dừng lại ở mô hình cá nhân, chị Hoa còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm, động viên nhiều chị em cùng tham gia, góp phần lan tỏa mô hình hiệu quả này trong cộng đồng.
Tính đến tháng 7/2025, đã có gần 50 ha dứa Cayenne, tập trung tại các địa bàn như Thọ Điền, Hương Minh và các vùng phụ cận. Với sự tham gia ngày càng đông của các hộ dân, một vùng nguyên liệu tập trung đang dần hình thành.
Doanh nghiệp liên kết – Doveco – đặt kỳ vọng khi diện tích vùng nguyên liệu đạt 2.000 ha, sẽ đầu tư nhà máy chế biến dứa ngay tại địa phương. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí vận chuyển, mà còn mở ra hàng trăm việc làm và tăng giá trị chuỗi sản phẩm nông nghiệp.
anh 3 2
Chị Phạm Thị Ngọc Hoa kiểm tra quả dứa Cayenne đầu mùa-thành quả từ một năm nỗ lực.
Chính quyền xã Vũ Quang xác định: Dứa Cayenne không chỉ là mô hình thử nghiệm, mà là cây trồng có tiềm năng phát triển lâu dài. Hiện địa phương đang quy hoạch mở rộng diện tích phù hợp, phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật, vận động người dân chuyển đổi đất kém hiệu quả.
Các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cũng tích cực vào cuộc, hình thành phong trào sản xuất mới, giúp người dân không chỉ làm nông mà làm kinh tế nông nghiệp.
Bà Phan Hồng Yến – Chủ tịch UBND xã Vũ Quang, nhấn mạnh: “Chúng tôi xác định dứa Cayenne là hướng đi có cơ sở, có triển vọng lâu dài. Mục tiêu không chỉ là tăng thu nhập, mà còn phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến, tiêu thụ ổn định, tiến tới xây dựng thương hiệu ‘Dứa Vũ Quang’ trong thời gian tới.”
Một năm chưa phải là dài, nhưng đủ để chứng minh hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng dứa Cayenne trên đất đồi Vũ Quang. Những trái dứa đầu mùa không chỉ là thành quả của giống cây phù hợp hay kỹ thuật canh tác tốt, mà còn là kết tinh của sự thay đổi tư duy – của lòng tin, tinh thần dám làm mới mình, và khát vọng phát triển nông thôn bền vững từ chính bàn tay người dân.
Anh Thơ
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Chuyển đổi số Hà Tĩnh Dự thảo văn bản Công báo tỉnh Điều hành tỉnh văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập102
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm95
  • Hôm nay26,897
  • Tháng hiện tại854,132
  • Tổng lượt truy cập102,613,675
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây