NO3 trong nước
Trong ao nuôi, một trong những mối quan tâm chính của chất thải là Nitơ, thể hiện của hàm lượng NH3, NO2, NO3. NH3 được bài tiết bởi động vật và cũng sinh ra từ sự phân hủy mùn bã hữu cơ. NH3 là khí độc, nó có thể bị loại bỏ khỏi ao nuôi qua sự đồng hóa của vi khuẩn dị dưỡng, tảo và thực vật. NH3 cũng có thể được loại bỏ thông qua quá trình Nitrate hóa. Đây là chu trình 2 bước được thực hiện bởi vi khuẩn tự dưỡng (vi khuẩn Nitrate hóa). NH3 được chuyển hóa thành NO2 và sau đó chuyển hóa thành NO3.
Rất ít thông tin về ảnh hưởng của NO3 đến tôm nuôi. Các báo cáo trước đây thường thực hiện ở các mức NO3 được coi là an toàn. Một số khuyến cáo cần giữ NO3 ở mức thấp hơn 100 mg/l; trong khi, một số người nuôi cho rằng NO3 trên 500 mg/l vẫn không ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Để loại trừ sự nhầm lẫn này, các nghiên cứu được thực hiện, nhằm xác định nồng độ nào có tác động xấu đến năng suất tôm trong vụ nuôi.
Bố trí thí nghiệm
Tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei) được nuôi ở hệ thống bể (150 lít) trong 6 tuần, độ mặn 11‰ với các hàm lượng Nitrate khác nhau, kết quả thu được thể hiện qua bảng 1.
NO3 ở mức 35 - 220 mg/l không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng đối với tôm. Tuy nhiên, ở mức cao hơn 220 mg/l thì những tỷ lệ này bị ảnh hưởng đáng kể. NO3 ở hàm lượng (910 mg/l), tôm tăng trưởng giảm, tỷ lệ chết tăng, giảm hiệu quả cho ăn, hạn chế trao đổi chất và suy giảm chức năng nội tiết.
Thêm các thí nghiệm khác khi cho tôm tiếp xúc với NO3 ở các độ mặn (2 - 18‰) cho thấy, tăng trưởng tôm bị giảm đáng kể ở độ mặn thấp nhất. Do tôm phải tiêu tốn năng lượng để điều hòa áp suất thẩm thấu, cân bằng với độ mặn nước, cộng thêm môi trường NO3 cao, thì tôm sẽ khó kiểm soát tốt cơ thể. Theo đó, khi tôm tiếp xúc với nồng độ NO3 cao trong thời gian dài sẽ bị cụt râu, mang bất thường và gan tụy bị tổn thương. Cơ quan gan tụy ở tôm sản xuất enzyme tiêu hóa và chịu trách nhiệm thúc đẩy sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Khi bị tổn thương sự hấp thu sẽ giảm, dẫn đến tăng trưởng tôm thấp.
Những khuyến cáo
Đế xác định ảnh hưởng của độc tính NO3 đối với tôm cần dựa vào tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm. Do đó, người nuôi nên quan tâm đến việc giữ sức khỏe tôm thông qua việc đánh giá các đặc điểm khác như râu, mang và gan tụy. Ngoài ra, những thay đổi về vật lý và sinh học có thể dẫn đến giảm giá trị tôm thương phẩm và giảm lợi nhuận. Đồng thời, người nuôi cần cẩn trọng khi nuôi tôm ở hàm lượng NO3 trong nước trên 220 mg/l và giảm hàm lượng NO3 khi nuôi tôm ở độ mặn thấp.
>> Một loạt tổn thương quan sát được ở tôm khi chúng tiếp xúc với nồng độ NO3 cao thể hiện qua việc các tế bào bị kéo dãn và không có màng biểu mô; Đây có thể là hậu quả của việc ăn uống kém hoặc chuyển hóa thức ăn không bình thường. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã