Học tập đạo đức HCM

Cà Mau: Mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn

Thứ hai - 25/02/2013 09:17
Những ngày đầu Xuân này, nông dân tỉnh Cà Mau đang tất bật thu hoạch các trà lúa vụ 2 trên những cánh đồng mẫu lớn ở các xã Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Tân Phú (huyện Thới Bình), xã Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) để kịp thời cải tạo đất xuống giống vụ mùa Hè Thu năm 2013.


Ông Thái Minh Chiến ở ấp Rạch Bào, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời cho biết: “Đây là vụ mùa đầu tiên gia đình tôi và hàng trăm hộ dân tham gia sản xuất nông nghiệp theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Vào đầu vụ canh tác lúa vụ 2, bà con chưa tự tin lắm bởi vì, từ nhiều năm trở về trước, nông dân đã quen với lối canh tác truyền thống, chưa quan tâm nhiều đến quy trình, kỹ thuật sản xuất. Khi thu hoạch các trà lúa bội thu, vượt trội về năng suất và chất lượng hạt lúa, nông dân ai cũng phấn khởi đặt niềm tin vào những vụ mùa đầy hứa hẹn kế tiếp”.

 

Vụ Mùa năm 2012, gia đình ông Chiến tận dụng hết diện tích 7,5 ha đất sản xuất nông nghiệp xuống giống lúa cấp xác nhận OM 5451 do Trung tâm Giống Cà Mau cung cấp. Ông Chiến chia sẻ kinh nghiệm: “Tôi áp dụng phương pháp sạ ướt với mật độ 150kg/ha. Trước khi sạ lúa, tôi dùng phân vi sinh Dasvila (liều lượng 1 lít/15kg lúa giống) để trộn lúa giống giúp cho lúa phát triển mạnh bộ rễ; sau đó bón lót 20kg phân lân/công, chia làm ba giai đoạn: 5 ngày, 23 ngày và 45 ngày tuổi, với liều lượng phân bón hợp lý”.

 

Nhờ tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật canh tác theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông nên các trà lúa phát triển đồng đều, năng suất đạt 6,7tấn/ha. Gia đình ông Chiến và nông dân trong xã thu lợi nhuận trên 17,5 triệu đồng/ha/vụ sản xuất, tăng gần 1,3 triệu đồng/ha so với thời điểm trước khi nông dân tham gia thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn.

 

Còn ông Tô Văn Bổ (ấp 19/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) chọn giống lúa OM 6162 do Trung tâm Giống Cà Mau cung cấp. Trà lúc vụ 2 vừa qua, ông áp dụng phương pháp sạ ướt với mật độ 130kg lúa giống/ha. Tuy giống lúa này hơi nhiễm bệnh đạo ôn nhưng cho năng suất gần 7 tấn/ha. Giống OM 6162 khả năng đẻ nhánh khá, bông dài, nhiều hạt, có thể trồng 2 vụ/năm.

 

Ông Bổ chia sẻ: Trước khi tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh tổ chức tập huấn cho nông dân nắm bắt cơ bản kiến thức, quy trình, kỹ thuật sản xuất. Nhờ vậy, nông dân biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

 

Theo ông Bồ, từ khâu sạ thưa, bón phân cân đối (đạm, lân, kali), chăm sóc và phòng ngừa dịch hại tổng hợp IPM trên ruộng lúa, cho đến việc hạn chế tối đa thất thoát sau thu hoạch. Các hộ nông dân trong xã cùng liên kết sản xuất theo cách làm ăn tập thể mang lại nhiều lợi ích trong sản xuất. Trước hết, hạn chế được rủi ro, giảm được chi phí đầu tư về máy bơm, xăng dầu, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Giảm chi phí đầu tư, năng suất lúa tăng cao, nông dân sẽ thu được lợi nhuận cao hơn trên cùng một diện tích canh tác.

 

Trải qua hàng chục năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, giờ đây, nông dân ở những vùng độc canh cây lúa mới cảm thấy thực sự đổi đời. Bà Nguyễn Thị Loan, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời khẳng định: Tham gia mô hình sản xuất nông nghiệp cánh đồng mẫu lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao, nông dân trong xã được hưởng nhiều cái lợi: năng suất lúa tăng cao, lợi nhuận tăng gấp 2-3 lần so với canh tác truyền thống. Sản xuất lúa quy mô lớn tạo ra được sản phẩm dồi dào phục vụ cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, giúp nông dân giảm bớt các khoản phí phí đầu vào; đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến môi trường sống, phục hồi nguồn lợi thủy sản, góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

 

Tuy nhiên, cái khó lớn nhất của người nông dân khi tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn đó là đầu ra thiếu ổn định, giá cả bấp bênh và bị thương lái lợi dụng ép giá. Hơn thế nữa, nông dân còn phải mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với giá ‘’trên trời’’. Theo ông Nguyễn Trần Thức, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Cà Mau, vụ Mùa năm 2012, giá lúa giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, giá lúa thương phẩm lại bị sụt giảm từ 1.000 - 1.500 đồng/kg. Điều này khiến nông dân bị thất thu trên 3 tỷ đồng.

 

Trước những bức xúc của người nông dân về bài toán đầu ra cho sản phẩm, ông Nguyễn Hoàng Kha, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản tỉnh Cà Mau, cho biết: Là một doanh nghiệp, công ty phải cân đối hạch toán lời, lỗ. Do vậy, công ty chỉ hỗ trợ thu mua trực tiếp lúa khô của nông dân tham gia sản xuất cánh đồng mẫu lớn, với giá cao hơn thị trường 100 đồng/kg. Tuy nhiên, nông dân cần lưu ý chọn các giống lúa đạt tiêu chuẩn, chất lượng, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc để thu hoạch đạt năng suất cao và sản phẩm lúa đảm bảo yếu tố cạnh tranh, phục vụ xuất khẩu của lúa gạo Việt Nam sang thị trường thế giới.

 

Theo ông Kha, tới đây, giá lúa có thể tăng lên do các công ty trong nước tổ chức thu mua tạm trữ lúa gạo của bà con nông dân theo chỉ đạo của Chính phủ.

 

Ngoài ra, một số công ty, doanh nghiệp sản xuất và cung ứng lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đóng trên địa bàn tỉnh Cà Mau còn cam kết với chính quyền địa phương, trong vụ mùa tới sẽ cung cấp vật tư nông nghiệp với giá ưu đãi cho các hộ nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn. 

 

Năm 2013, tỉnh Cà Mau chủ trương mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn theo hướng nâng diện tích canh tác theo mô hình này từ 530 ha lên gần 1.500ha. Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, cho biết để hoàn thành mục tiêu của Đề án nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất tôm-lúa của tỉnh 2009-2012 và định hướng đến năm 2015, Sở NN&PTNT tỉnh tranh thủ nguồn vốn của đề án, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương để từng bước đầu tư phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, xây dựng trạm bơm và hệ thống thủy lợi khép kín cho vùng sản xuất nông nghiệp cánh đồng mẫu lớn.

 

Thành công bước đầu của mô hình sản xuất nông nghiệp theo mô hình cánh đồng mẫu lớn đã mở ra hướng đi mới cho nông dân Cà Mau trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây lúa, với sự liên kết của ”4 nhà’’: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Đây là hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

 

Kim Hà
Theo khuyennongvn.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập483
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại843,833
  • Tổng lượt truy cập92,017,562
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây