Học tập đạo đức HCM

Cây dừa dứa phù hợp với vùng đất nhiễm phèn

Thứ sáu - 21/12/2012 07:34
Nói đến vùng U Minh Thượng (Kiên Giang), mọi người đều nghĩ đến rừng tràm xanh bạt ngàn. Thế nhưng, ít ai nghĩ cây dừa dứa đã trụ vững ở vùng đất này và giúp nông dân làm giàu.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân cách ươm, chăm sóc và trồng dừa dứa.

Mỗi lần nhắc đến cây dừa dứa trên vùng đất U Minh Thượng, ThS. Lê Hữu Toàn, Trưởng phòng Kế hoạch sản xuất giống nông nghiệp (Trung tâm Giống nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang) luôn kể một cách hào hứng. Bởi ông cùng cộng sự luôn tâm huyết với loại dừa có nước mát, thơm đến không ngờ.

ThS.Toàn cho biết: “Vườn ươm giống của Trung tâm được thành lập năm 2000, đặt trong khu vực Vườn quốc gia U Minh Thượng, với mục đích nhân giống trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái như: xoài, mít, cam, bưởi… Thế nhưng các loại cây này không phù hợp với vùng đất nhiễm phèn ở đây. Năm 2004, Trung tâm nhận 1.000 cây dừa dứa từ Viện Nghiên cứu dầu về trồng thử nghiệm. Không ngờ đất và dừa dứa như có “tiếng nói chung” nên cây phát triển khá tốt. Từ đó, Trung tâm bắt đầu chăm sóc số cây dừa dứa ban đầu để cho trái rồi nhân giống bán lại cho nông dân phát triển kinh tế theo mô hình mới này”.

Sau 4 năm trồng, dừa dứa cho lứa trái đầu tiên. Trung tâm tiếp tục nhân giống trồng thêm trong vườn ươm tại U Minh Thượng. Đến nay, ngoài việc mỗi năm xuất bán 10.000-12.000 cây giống, tại vườn ươm có 2.000 cây cho trái ổn định và 6.000 cây khác cũng đang trong thời gian chuẩn bị cho trái.

Theo ông Toàn, không chỉ các nhà vườn Bến Tre - nơi được mệnh danh là xứ dừa mà nông dân các tỉnh khác như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu… cũng tìm đến đây mua dừa giống. Còn tại địa bàn tỉnh Kiên Giang, hiện có 4 huyện vùng U Minh Thượng (An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng) trồng khoảng 10.000 cây rải rác ở các vườn. Trong đó, hộ anh Trịnh Xuân Nghĩa, ngụ ấp An Hưng, xã An Minh Bắc (U Minh Thượng) trồng 4.000 cây trên diện tích 20ha. Theo anh Nghĩa, trồng dừa dứa lãi gấp 3 lần so với các loại dừa khác. Từ đầu năm đến nay, anh Nghĩa bán khoảng 5.000 trái dừa dứa tươi và hơn 500 cây dừa giống. Với 3.000 cây dừa trồng đợt đầu đang cho trái, mỗi cây dừa dứa cho 100 trái/năm, trừ công chăm sóc, phân bón…, anh Nghĩa lãi khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.

Dù đạt được kết quả nhất định, song ông Toàn vẫn còn băn khoăn: “Cái khó là làm sao tìm được nơi bao tiêu sản phẩm cho người trồng dừa. Bởi vì đa số bà con trồng nhỏ lẻ nên khi muốn tìm đầu ra ổn định cho trái dừa khô hoặc tươi thì khó tập hợp với số lượng lớn. Năm ngoái có một đầu mối ở TP.Hồ Chí Minh xuống ký hợp đồng bao tiêu dừa khô với giá 18.000 đồng/trái, dừa tươi 12.000 đồng/trái để xuất sang Nhật Bản, Pháp, Australia,… nhưng không đủ cung, vì họ đòi phải có từ 5.000 trái/tháng trở lên. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ khảo sát rồi có hướng thành lập tổ hợp tác trồng dừa để họ thu gom về một mối. Trung tâm đứng ra vừa ký hợp đồng bao tiêu với nhà vườn, vừa ký hợp đồng với các đầu mối để giúp nông dân bán ra thị trường với giá cao và ổn định”.

Hiện, ngoài vườn ươm giống tại U Minh Thượng, Trung tâm còn trồng thử nghiệm 1.700 cây dừa dứa trên vùng đất phèn thuộc xã Bình Giang (Hòn Đất) để nhân rộng ở vùng Tứ giác Long Xuyên. Đây cũng là cách để cây dừa có sức lan tỏa, giúp nông dân làm giàu.

Lê Sen

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập477
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại845,474
  • Tổng lượt truy cập93,223,138
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây