Học tập đạo đức HCM

Chế biến phân ủ trồng nấm từ bã cà phê đã qua sử dụng

Chủ nhật - 01/06/2014 21:17
Một nhóm nghiên cứu liên ngành từ trường Đại học bang Kansas đang chuyển hóa rác thải thành phân ủ cho trồng nấm.

Các nhà nghiên cứu đang dùng bã cà phê đã qua sử dụng từ một quán cà phê trong khuôn viên trường và sử dụng chúng làm phân trộn để trồng nấm ăn ở trang trại Sinh viên của trường Đại học bang Kansas (K-State Student Farm). 50 pao/tuần (khoảng 30%) tổng số chất thải của quán cà phê này đã được đem ủ phân thay vì được đưa tớicác bãi chôn lấp rác thải.

Natalie Mladenov - trợ lý giáo sư ngành kỹ thuật công trình, và Rhonda Janke - phó giáo sư nông - lâm nghiệp và giải trí, là những người đứng đầu dự án này. Dự án có sự tham gia của các sinh viên kỹ thuật công trình, bệnh học thực vật, nông học, địa lý, và quản lý và bảo tồn công viên.

Mục tiêu của dự án là để chứng minh tiềm năng của nhóm nghiên cứu tại trường Đại học bang Kansas cho việc khởi đầu một chương trình tái chế khép kín và chương trình ủ phân thành công, không đưa chất thải vào bãi chôn lấp mà sẽ sản xuất ra một sản phẩm mang lại lợi ích, Mladenov nói.

Trong khi phát triển chương trình ủ phân, các nhà nghiên cứu đã có một phát hiện quan trọng: bã cà phê là một nguồn phân rất tốt cho trồng nấm ăn: chẳng hạn như nấm sò, nấm đông cô (shiitake) và Linh Chi (reishi). Nước Mỹ mua gần 45% nấm từ Trung Quốc, Oldani và các thành viên nhóm sinh viên khác đã tới Washington, DC, để giới thiệu dự án của họ tại Hội chợ triển lãm quốc gia hàng năm về Thiết kế bền vững lần thứ 10 của EPA trong cuộc thi Con người, Sự thịnh vượng và Hành tinh. Nhóm nghiên cứu trường đại học trước đó đã nhận một khoản trợ cấp 12.900 USD từ giai đoạn đầu tiên của cuộc thi. Cuộc thi này đề cao những dự án bền vững do sinh viên thiết kế mang lại lợi ích cho người dân, thúc đẩy sự thịnh vượng và bảo vệ hành tinh.

Sinh viên trường Đại học bang Kansas theo đuổi các dự án bền vững bởi vì các dự án đó không chỉ tốt cho môi trường mà còn tốt cho sức khỏe của mọi người bởi chúng ta sẽ được hưởng lợi từ bầu không khí trong lành và từ nguồn nước sạch, Oldani nói. Các dự án bền vững cũng sẽ giúp các trường đại học duy trì tính cạnh tranh với các tổ chức khác đang tích cực đầu tư vào các chương trình phát triển bền vững và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.

Dự án bắt đầu vào mùa thu năm 2012 về các hệ thống nước và cải thiện điều kiện vệ sinh bền vững khi Oldani và nhóm sinh viên phát triển một chương trình tái chế khép kín và chương trình ủ phân. Các sinh viên đã thiết kế một thùng ủ phân mới tại quán cà phê Coffeehouse Radina và Roastery tại Tòa nhà Nghiên cứu của trường đại học. Họ đã thu thập bã cà phê đã qua sử dụng và chuyển đến Trang trại Sinh viên K-State và phòng thí nghiệm nông nghiệp để làm việc với Janke về trồng nấm.

Chương trình ủ bã cà phê trùng với chương trình "One Stop D-rop" của trường đại học thúc đẩy hoạt động tái chế và đã tạo ra được một sự khác biệt về chuyển hướng nguồn rác thải và chi phí chôn lấp, Mladenov cho biết. Nhóm sinh viên tính toán rằng trường có thể tiết kiệm được hơn 45.000 USD/năm phí đổ rác bằng cách ủ phân. Thậm chí có thể tiết kiệm được nhiều hơn nếu phân được sử dụng ở khuôn viên trường và các khu vực trồng cây nông nghiệp dưới dạng là một nguồn bổ sung cho đất trồng.

Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu trồng nấm. Vì sự thành công trong sử dụng bã cà phê và trồng nấm, nhóm sinh viên đang nghiên cứu những phương pháp trồng nấm ăn khác sử dụng các vật liệu như mùn cưa, dăm gỗ, vỏ bào còn sót lại từ các dự án của Khoa kiến trúc kỹ thuật và khoa học công trình tại trường đại học này.

 

Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập338
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm337
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại200,012
  • Tổng lượt truy cập88,878,346
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây