Học tập đạo đức HCM

Thành công của dưa hấu Kỳ Lý

Thứ ba - 03/06/2014 22:06
Gần 6 năm sau ngày được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học-Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Dưa hấu Kỳ Lý”, mặt hàng nông sản này đã giúp người dân Phú Ninh (Quảng Nam) luôn có những vụ mùa thành công.
 
Dưa hấu Kỳ Lý đang khẳng định thương hiệu trên thị trường. Ảnh: VGP/Mai Vy
Cách đây 6 năm, ông Nguyễn Trung (khối phố Tam Cẩm, thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh) cùng hàng trăn hộ dân trong vùng đã mạnh dạn chuyển hàng chục ha đất lúa sang trồng dưa hấu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rất lớn từ phía thương lái sau khi thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý ra đời.

Vụ dưa Đông Xuân 2013-2014 vừa qua, toàn huyện trồng 491ha dưa, sản lượng đạt gần 13.890 tấn. Bình quân đạt doanh thu 180 triệu đồng/ha và tổng giá trị thu được từ dưa hấu trên toàn huyện khoảng 90 tỷ đồng.

Theo ông Đinh Long Toàn, Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Phú Ninh, việc trồng dưa ở địa phương bắt đầu từ năm 1993 và phong trào trồng dưa bắt đầu phát triển mạnh tăng cả diện tích và sản lượng từ năm 2004 đến nay.

Lúc đó sau khi thu hoạch dưa nông dân chủ yếu mang xuống bán tại ngã ba Kỳ Lý (xã Tam Đàn). Cánh tài xế xe khách, xe tải khi ghé đây mua dưa, ăn thấy ngon ngọt hơn ở những vùng khác nên tự quảng bá “ghé mua dưa hấu Kỳ Lý” khi có người hỏi.

Chính vậy, dù trồng trên nhiều xã tại Phú Ninh chứ không hẳn ở Kỳ Lý nhưng giới lái xe, thương lái vẫn quen gọi là dưa hấu Kỳ Lý. Nên khi đăng ký thương hiệu, chính quyền địa phương và người dân đều thống nhất tên gọi là "Dưa hấu Kỳ Lý" để đăng ký bảo hộ.

Theo ông Toàn, dưa hấu Kỳ Lý có những đặc điểm mà dưa hấu trồng ở các vùng khác khó sánh bằng: vỏ dày nên vận chuyển lâu ngày vẫn không bị nhăn da hay héo; màu dưa và ruột dưa không biến màu và giữ nguyên chất lượng. Đặc biệt, ruột dưa hấu Kỳ Lý màu đỏ đậm với vị ngọt đậm đà, thanh mát nên khách rất chuộng.

Nói về hướng đi cho thương hiệu nông sản nổi tiếng này, ông Đinh Long Toàn cho biết: “Từ năm 2012, UBND huyện đã triển khai thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và thực hiện sản xuất tập trung hàng hóa, trong đó có cây dưa hấu. Từ đó, các cánh đồng cho thu nhập cao chuyên sản xuất dưa hấu mang thương hiệu Kỳ Lý cũng hình thành và sản xuất ổn định. Hiện nay, vùng sản xuất dưa hấu trọng điểm của Phú Ninh vẫn tập trung ở các xã Tam Phước, Tam Thành, Tam Lộc và tạo  hiệu quả cao, mở hướng đi mới cho nông dân địa phương”.

Cũng theo ông Toàn, UBND huyện đang tập trung thực hiện kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi hóa đất màu ưu tiên tiên cho vùng sản xuất tập trung, đặc biệt là các vùng trồng dưa hấu thương hiệu Kỳ Lý nhằm tạo tính bền vững, ổn định cho loại nông sản đặc trưng này. Đồng thời, UBND huyện cũng tích cực chỉ đạo Trạm bảo vệ thực vật Phú Ninh triển khai sản xuất dưa hấu theo mô hình VIETGap nhằm tăng tính cạnh tranh cho thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý.

“Cũng nhờ thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý được bảo hộ nên dù đôi lúc cũng bấp bênh giá cả nhưng nhìn chung cứ đến mùa vụ chính là thương lái “ưu tiên” mua dưa đất này trước”, ông Trung chia sẻ.

Đang bón thúc cho 5 sào dưa hấu trên cánh đồng Đất Nà, ông Trung vui vẻ chia sẻ: “Vụ trước ở đâu rớt giá thê thảm chứ dưa thương hiệu Kỳ Lý vẫn cháy hàng. Vụ đó, tôi thu hoạch 5 tấn dưa với giá bình quân 6.000 đồng/kg nên thu nhập cũng khá. Tiếp vụ này tôi cũng trồng 5 sào dưa nữa, không có thay đổi thì cả năm thắng lớn nhờ trái dưa hấu này”. Những trái dưa đã được bấm chọn giờ đã lớn bằng bắp chân người đang lớn xanh tốt chỉ khoảng 20 ngày nữa là thu hoạch. Hiện nguồn tiêu thụ là khá lớn nên ông không lo lắng cho đầu ra của loại nông sản này.

Nguồn: chinhphu.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm254
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại217,547
  • Tổng lượt truy cập90,280,940
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây