Học tập đạo đức HCM

Chính thức thương mại giống ngô chuyển gen

Thứ tư - 18/03/2015 20:37
Lần đầu tiên kể từ khi có chủ trương, ngày 18/3, Bộ NN-PTNT và Cty TNHH Syngenta Việt Nam đã có cuộc họp công bố tới các cơ quan truyền thông về việc chính thức được thương mại hóa đối với 3 giống ngô biến đổi gen (BĐG) của Cty Syngenta
Chính thức thương mại giống ngô chuyển gen
Việc cho phép thương mại 3 giống ngô BĐG sẽ tạo bước đột phá cho SX ngô trong nước
Ba giống ngô BĐG đầu tiên được thương mại hóa của Cty Syngenta bao gồm NK66 Bt (mang sự kiện chuyển gen Bt11 kháng sâu đục thân); NK66 GT (mang sự kiện chuyển gen GA21 kháng thuốc trừ cỏ) và NK66 Bt/GT đã được Bộ NN-PTNT đặc cách công nhận giống cho các vùng trồng ngô trên cả nước vào ngày 12/3/2015. Trước đó, ba giống này đã hoàn tất việc khảo nghiệm so sánh với giống nền NK66 theo quy định tại Thông tư số 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014 của Bộ NN-PTNT về việc công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học ngành NN-PTNT. Theo Cty Syngenta, các kết quả khảo nghiệm thực địa so sánh thời gian qua cho thấy, cả 3 giống ngô BĐG vừa được cho phép thương mại hóa đều có các tính trạng hình thái đặc trưng tương đồng với giống nền NK66. Giống NK66 Bt và NK66 Bt/GT cho hiệu quả phòng trừ sâu đục thân cao, khả năng kháng sâu thể hiện ở tất cả các bộ phận bao gồm lá, thân, cờ, bắp đều không bị sâu đục thân gây hại. Giống NK66 GT thể hiện mức chống chịu rất cao với thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate, theo đó chỉ cần sử dụng giống NK66 GT kết hợp phun thuốc trừ cỏ gốc Glyphotase có thể giúp quản lí cỏ dại trong suốt cả vụ, giúp tăng năng suất và công làm cỏ rõ rệt cho nông dân. Về năng suất, kết quả khảo nghiệm cho thấy, giống NK66 Bt cho năng suất trung bình đạt 9,24 tấn/ha, vượt trội so với giống nền NK66 (8,06 tấn/ha); giống NK66 GT cho năng suất trung bình 8,43 tấn/ha (tương đương với giống nền NK66) và giống NK66 Bt/GT cho năng suất trung bình 9,24 tấn/ha, vượt trội so với giống nền (7,76 tấn/ha). Chất lượng hạt thương phẩm của cả 3 giống BĐG đều tốt hơn so với giống nền do hạt không bị sâu hại, nấm bệnh. Theo đánh giá, hiệu quả kinh tế của ba giống BĐG so với giống nền là cao rõ rệt, cụ thể: giống NK66 Bt cao hơn giống nền 30,1%; NK66 GT cao hơn giống nền 7,8% và NK66 Bt/GT cao hơn tới 35,3%
18-09-29_gen

Tính đến cuối năm 2014, cây trồng BĐG đã đánh dấu 19 năm phát triển liên tục trên toàn cầu, với diện tích hơn 181 triệu ha canh tác, thu hút 18 triệu nông dân tại 28 quốc gia trên thế giới tham gia SX. Với sự kiện lần đầu tiên cho phép thương mại 3 giống ngô BĐG của Cty Syngenta, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 29 trên thế giới thương mại hóa cây trồng BĐG
Tại cuộc họp, ông Phạm Đồng Quảng, Phó cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt đánh giá: Việc quản lí hiệu quả sâu đục thân ngô thông qua giống ngô NK66 Bt và NK66 Bt/GT; quản lí cỏ dại thông qua giống NK66 GT và NK66 Bt/GT sẽ làm giảm thiểu tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng phân bón, giảm mật độ gieo trồng… Được chuyển gen trên cơ sở giống nền là NK66 vốn là giống ngô thuộc TOP đầu tại Việt Nam hiện nay, 3 giống ngô BĐG sẽ là bước đột phá giúp Việt Nam tăng năng suất và chất lượng cho SX ngô, giảm thiểu giá thành cho SX, tăng lợi nhuận cho nông dân, đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh nước ta vẫn đang phải NK một lượng lớn ngô (hơn 4 triệu tấn năm 2014) để làm TĂCN. Tuy nhiên, bên cạnh các giống ngô BĐG, Việt Nam vẫn đang có rất nhiều giống ngô được chọn tạo bằng phương pháp truyền thống có năng suất chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt. “Các giống ngô BĐG đã vừa được cấp phép thương mại sẽ chỉ đặc biệt có lợi thế tại các vùng trồng, vụ trồng cụ thể có áp lực cao về sâu đục thân và các vùng có truyền thống sử dụng thuốc trừ cỏ trên ngô ở giai đoạn 3-4 lá. Vì vậy, Cty Syngenta cũng như các địa phương cần phối hợp chặt chẽ xây dựng chi tiết kế hoạch chuyển giao và phổ biến rộng rãi 3 giống ngô mới này vào SX một cách phù hợp nhất trong cơ cấu” – ông Quảng lưu ý. Trả lời các cơ quan truyền thông, ông Kumar Datta – TGĐ Cty Syngenta Việt Nam cho biết: Theo kế hoạch, Cty sẽ bắt đầu bán 3 giống ngô BĐG tới nông dân từ tháng 4/2015, và vụ thu hoạch ngô BĐG đầu tiên của nông dân sẽ vào khoảng tháng 7, tháng 8/2015. Trước mắt trong năm 2015, Cty chưa đặt mục tiêu mở rộng và gia tăng sản lượng bán giống, mà sẽ tập trung chủ yếu cho các công tác tổ chức trình diễn mô hình, hội thảo đào tạo và hướng dẫn cho nông dân, các đại lí nắm rõ về quy trình và kỹ thuật SX, đặc biệt sẽ tập trung vào các vựa ngô lớn của Việt Nam gồm các tỉnh Sơn La, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Đắc Lắc… Hiện tại, do cả 3 giống ngô BĐG của Cty này chưa SX được tại Việt Nam nên sẽ phải vận chuyển từ Philippin sang cung ứng. Về giá giống, mặc dù Cty chưa công bố, tuy nhiên ông Kumar Datta cam kết sẽ cung ứng đủ nhu cầu khi nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật SX, đồng thời giá giống sẽ được giữ ở mức phù hợp, không quá cao so với các giống thông thường. “Thực tế ở các quốc gia ở giai đoạn đầu cho phép thương mại giống BĐG cho thấy, tốc độ phát triển sẽ rất nhanh chóng. Tỉ lệ diện tích sử dụng có thể sẽ nhanh chóng tăng lên tới 70-80%” – ông Kumar Datta nói. Cũng theo ông Kumar Datta, đây chỉ mới là 3 giống ngô BĐG giúp kháng một dòng thuốc trừ cỏ cụ thể và kháng một loại sâu cụ thể là sâu đục thân. Trong tương lai, Syngenta sẽ tiếp tục có nhiều giống BĐG khác có thể kháng được các loại sâu bệnh cũng như thuốc BVTV khác nhau, cũng như phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam như chịu hạn, chịu mặn

Hành trình thương mại hóa 3 giống ngô BĐG Năm 2005, Chính phủ có chỉ thị đồng ý chủ trương cho phép nghiên cứu, đánh giá về cây trồng BĐG để đưa vào Việt Nam. Ngày 27/3/2013, Bộ NN-PTNT đã có quyết định số 376/QĐ-BNN-KHCN về việc công nhận kết quả khảo nghiệm đánh giá rủi ro về ảnh hưởng của ngô BĐG NK66 với sự kiện chuyển gen Bt11 và sự kiện chuyển gen GA21 đối với môi trường và đa dạng sinh học của Cty TNHH Syngenta Việt Nam. Ngày 11/8/2014, Bộ NN-PTNT đã có quyết định số 3500/QĐ-BNN-KHCN về việc Cấp giấy xác nhận thực vật BĐG đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và TĂCN đối với sự kiện chuyển gen Bt11. Ngày 14/1/2015, Bộ TN-MT đã cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho sự kiện chuyển gen Bt11. Ngày 3/11/2014, Bộ TN-MT đã cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho sự kiện chuyển gen GA21. Ngày 10/12/2014, Bộ NN-PTNT cấp giấy xác nhận thực vật BĐG đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và TĂCN cho sự kiện chuyển gen GA21. Ngày 12/3/2015, Bộ NN-PTNT đã ký quyết định số 69/QĐ-TT-CLT chính thức công nhận đặc cách cho 3 giống ngô BĐG gồm NK66 Bt; NK66 GT và NK66 Bt/GT của Cty Syngenta, chính thức cho phép thương mại đối với 3 giống ngô này tại Việt Nam
Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập484
  • Hôm nay81,489
  • Tháng hiện tại817,599
  • Tổng lượt truy cập93,195,263
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây