Học tập đạo đức HCM

Công nghệ cao bảo quản nông sản từ khi chưa thu hoạch

Thứ hai - 20/10/2014 22:20
Mới đây, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã giới thiệu một loạt công nghệ bảo quản nông sản tiên tiến nhất hiện nay, trong đó có công nghệ bảo quản quả khi vẫn còn trên cây.

Tiềm năng phát triển sản phẩm nông nghiệp của Lạng Sơn.

 Lạng Sơn là tỉnh có diện tích trồng cây lương thực và cây ăn quả lớn, có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích đất trồng cây lương thực của tỉnh là 72,1 nghìn ha cho sản lượng 303,1 nghìn tấn. Trong đó: Lúa: 50,3 nghìn ha, sản lượng 198,8 nghìn tấn. Ngô: 21,8 nghìn ha, 75,5 nghìn tấn ( trồng nhiều tại các huyện Lộc Bình, Bắc Sơn, Cao Lộc). Sắn: 6 nghìn ha, 61,5 nghìn tấn. Khoai lang: 2,3 nghìn ha, 12,1 nghìn tấn. Khoai tây: 692ha.

ây ăn quả có diện tích đất trồng là 25.500 ha, với sản lượng 35.000 tấn mỗi năm. Trong đó: Na chiếm diện tích 3.000 ha, sản lượng 300.000 tấn, quýt: 1.500 ha, sản lượng 10.000 tấn, hồng: 238 ha, sản lượng 1.000 tấn (bao gồm hồng không hạt, hồng có hạt, hồng xiêm...)

Với cây công nghệp và dược liệu, tỉnh cũng rất chú trọng trong việc phát triển diện tích. Cây Hồi có diện tích trồng là 33.503 ha, cho sản lượng từ 6.000 - 7.000 tấn/năm, chiếm 71% sản lượng hồi của cả nước. Cây thông khai thác nhựa hàng năm đạt 4.000 - 5.000 tấn/năm ( tại các huyện Đình Lập, Lộc Bình). Cây mác mật có diện tích 140 ha, sản lượng khoảng 3.500 tấn quả.

Một số công nghệ sơ chế, bảo quản nông sản

Công nghệ bao gói MAP

Nguyên tắc ứng dụng của MAP là sử dụng một loại bao gói đặc biệt còn gọi là “bao bì thông minh” nhờ đặc tính bán thấm phù hợp để tạo ra được một môi trường vi khí hậu nhằm ức chế quá trình hô hấp, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm mốc để kéo dài thời gian bảo quản.

Các thông số của bao gói ở nhiệt độ bảo quản nhất định bao gồm: Đối tượng rau quả; Khối lượng rau quả; Cường độ hô hấp; Vật liệu bao bì (độ thấm khí O2 và CO2, diện tích bề mặt và độ dầy).

Bảo quản bằng chế phẩm tạo màng

Năng suất thiết bị bảo quản nông sản này rất lớn, lên đến 350 lit/mẻ. Hiệu suất sử dụng từ 500 kg – 700kg quả/lít chế phẩm. Các đối tượng nông sản có thể ứng dụng công nghệ bảo quản này là cam, bưởi,  xoài..

Các loại chế phẩm do công nghệ tạo màng tạo ra gồm 08 loại với các ký hiệu: CEFORES-CP10-01, CEFORES-CP092, CEFORES-CP093, CEFORES-CP094, CEFORES-CP10-02, CEFORES-CP10-03, CEFORES-CP10-04. ĐH-08, đã được đăng ký chất lượng tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.

Trong đó, mỗi công nghệ lại có điều kiện và phạm vi áp dụng riêng: CEFORES CP-10-01 và CEFORES-CP092 dùng để bảo quản quả có múi (cam, bưởi, chanh…); ĐH-08 cho bảo quản bưởi Đoan Hùng; CEFORES CP-093 dùng để quả xoài; CEFORES CP-094 dùng cho quả chuối; CEFORES-CP10-02 cho quả dưa hấu; CEFORES CP-10-03: dùng để bảo quản dưa chuột, cà rốt; CEFORES CP-10-04: cho bảo quản dưa chuột.

Công nghệ bảo quản quả trên cây bằng chế phẩm Retaine (AVG)

Thành phần của Retain có nguồn gốc tự nhiên AVG (aminotheoxy vinyl glycine hydrochoride) - được tạo ra từ quá trình lên men, không gây độc (xuất xứ tại Úc và đã được cấp giấy chứng nhận là sản phẩm an toàn).

Retain có tác dụng hạn chế sự sinh Ethylen thông qua việc ức chế enzym sinh tổng hợp ACC từ đó giúp kéo dài mùa thu hoạch, giảm khả năng rụng quả, tăng kích thước và độ cứng, giảm hiện tượng rối loạn sinh lý của quả, thịt quả mọng nước, mùi vị tự nhiên… Phạm vi ứng dụng của công nghệ này là các loại quả như cam, quýt, nhãn, mận, vải, táo…. với thời điểm xử lý là trong giai đọan cận thu hoạch. Khi quả bắt đầu có hiện tượng chín.

Công nghệ này đem lại hiệu quả cao, tăng năng suất cho cây ăn quả. Nếu chủ vườn muốn quá trình quả chín chậm lại, áp dụng công nghệ này sẽ kéo dài thêm thời gian chín của quả là 2 tháng; giảm tỷ lệ quả rụng: 5-10%; hiệu quả kinh tế tăng từ 20 - 30%.

Tỉnh Lạng Sơn cần khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của vùng, áp dụng các công nghệ tiên tiến để đưa nông nghiệp vùng Đông Bắc phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của sản phẩm nông nghiệp.

 

Nguồn: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam

 Tags: công nghệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập559
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm553
  • Hôm nay22,116
  • Tháng hiện tại102,896
  • Tổng lượt truy cập88,781,230
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây