Học tập đạo đức HCM

Tôm xuất khẩu sao chưa “sạch”?

Thứ sáu - 10/10/2014 11:58
Dư lượng kháng sinh trong tôm xuất khẩu Việt Nam đã được cảnh báo từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa mấy cải thiện, khiến đường “bơi” ra thị trường nước ngoài của tôm Việt Nam có nguy cơ bị thu hẹp.

Ông Ngô Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh Chế biến Thủy sản và XNK Quốc Việt, Cà Mau cho biết: Gần đây, nhiều lô tôm xuất sang Mỹ, Nhật Bản, Canada… bị trả lại do nhiễm kháng sinh, khiến các doanh nghiệp thiệt hại nhiều tỷ đồng. Nhiều giải pháp đã được thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả.

Một số doanh nghiệp đã nỗ lực xây dựng đội ngũ kiểm nghiệm chất lượng tôm trước khi xuất khẩu cũng như trong quá trình nuôi, chế biến. Tuy nhiên, chi phí này tốn 20 - 30 tỷ đồng/năm; hơn nữa, lây nhiễm từ khâu nuôi cũng khiến doanh nghiệp khó kiểm soát hơn.

Quản lý ở đâu?

Tại tỉnh Cà Mau trong tháng 7/2014, tình trạng tôm chết, dịch bệnh xảy ra thường xuyên ở hầu hết các địa phương, kể cả tôm nuôi công nghiệp và quảng canh. Nguyên nhân chính do người dân chủ quan, không tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chức năng, thậm chí sử dụng thuốc thú y thủy sản kém chất lượng, không thuộc danh mục các loại thuốc được sử dụng. Thanh tra Sở NN&PTNT Cà Mau đã phát hiện hàng loạt mặt hàng thuốc thú y thủy sản giả, kém chất lượng, không được phép lưu hành. Đã bị xử lý, nhưng thực trạng vẫn diễn biến phức tạp.

 

Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan quản lý địa phương tăng cường kiểm tra việc sử dụng OTC trong nuôi tôm theo quy định. Các biện pháp đánh giá khoa học về tác dụng cũng như mức độ cần thiết sử dụng OTC cùng những giải pháp thay thế cho việc điều trị bệnh tôm có quy định, hướng dẫn, tuyên truyền rộng rãi và cụ thể đến người nuôi, vừa phòng bệnh tốt vừa không bị rủi ro tôm có dư lượng kháng sinh.

Nhiều địa phương đang tăng cường hỗ trợ người dân qua công tác kiểm tra, xử lý, nhằm ổn định thị trường thuốc thú y thủy sản, đồng thời tránh thiệt hại cho người nuôi. Tuy nhiên, việc hạn chế sử dụng kháng sinh vẫn còn là vấn đề nan giải. Nông dân rất cần các nhà khoa học giúp đỡ, hướng dẫn chi tiết, nhằm giảm thiểu việc dùng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

Tuấn Minh 

Thủy sản Việt Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm116
  • Hôm nay26,032
  • Tháng hiện tại106,812
  • Tổng lượt truy cập88,785,146
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây