Học tập đạo đức HCM

Công nghệ sinh học - Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ tư - 09/01/2013 01:45
Vừa qua, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội kết hợp với Cty TNHH Dekalb Việt Nam (Chi nhánh Tập đoàn Monsanto tại Việt Nam) đã tổ chức hội thảo “Vai trò cây trồng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp bền vững”.

Đây là một cuộc hội kiến của các chuyên gia nông nghiệp tương lai (sinh viên) và các chuyên gia hàng đầu về chủ đề nóng bỏng ứng dụng công nghệ sinh học, giải pháp dựa trên nền tảng công nghệ nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.

Nền nông nghiệp Việt Nam bên cạnh nhiều thành tích đáng kể thì đang gặp khó khăn từ thực tế diện tích trồng trọt giảm xuống do hệ quả công nghiệp hóa và đô thị hóa. Trong khi đó dân số Việt nam dự kiến chạm mốc 100 triệu người vào năm 2020 nghĩa là trong vòng chưa đầy một thập kỷ nữa, Việt Nam sẽ phải đảm bảo đủ lương thực cho số dân tăng thêm này. Vì thế, để có thể đáp ứng được nhu cầu lương thực thì vấn đề cần giải quyết quan trọng nhất là phải tăng năng suất cây trồng trên quỹ đất vốn có, hoặc thậm chí là đang ngày càng hạn hẹp hơn.


Ngô công nghệ sinh học

Từ năm 1996, công nghệ sinh học là một trong những giải pháp 29 quốc gia ứng dụng để giải quyết vấn đề trên. Theo báo cáo của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng về công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) từ năm 1996 - 2010, diện tích cây trồng công nghệ sinh học đã góp phần tích cực vào quá trình tăng cường an ninh lương thực, phát triển bền vững và khắc phục biến đổi khí hậu thông qua việc nâng sản lượng cây trồng lên 78,4 tỉ USD, đóng góp vào việc cải thiện môi trường bằng cách giúp tiết kiệm 443 triệu kg thuốc trừ sâu, giảm tới 19 tỉ kg khí CO2 chỉ riêng trong năm 2010, tương ứng với lượng khí thải của gần 9 triệu xe ô tô vận hành trên đường, bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách góp phần bảo tồn 91 triệu hecta rừng và giúp xóa đói giảm nghèo cho 15 triệu nông dân SX quy mô nhỏ - những người thuộc thành phần nghèo nhất trên thế giới.

Bà C-harina Garrido-Ocampo, Giám đốc Đối ngoại, Monsanto Philippines chia sẻ: “Tại Philippinnes, ngô biến đổi gen chống chịu sâu bệnh (ngô Bt) đã được Chính phủ phê chuẩn cho phép thương mại hóa từ 10 năm trước nhờ môi trường chính sách thuận lợi và hệ thống luật pháp thông suốt và khoa học. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Leo Gonzales về đề tài “Những tác động kinh tế-xã hội và môi trường của giống ngô biến đổi gen chống chịu sâu bệnh sau một thập kỷ thương mại hóa”, 10 năm thương mại hóa ngô Bt ở Philippines đã đem lại những tác động tích cực, nông dân sử dụng hạt giống ngô Bt vượt trội hơn người sử dụng các giống lai thông thường (OH) về năng suất, chi phí SX, thu nhập, hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh về giá trên toàn cầu và khả năng thu hồi vốn.

Báo cáo cho thấy từ năm 2003 - 2011 năng suất trung bình của ngô Bt vượt ngô lai 19%, và thu nhập trung bình tính theo pê-sô trên 1 kg từ ngô Bt cao hơn ngô lai 8%. Xét về hiệu quả kinh tế ngô Bt liên tục vượt ngô lai 29% trong việc đáp ứng chỉ tiêu lương thực và chống nghèo đói và nông dân sử dụng giống ngô Bt có tỉ lệ thu hồi vốn cao hơn nông dân dùng ngô lai 42%”.

Trong Nghị quyết về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia từ nay đến năm 2020, bên cạnh những đổi mới trong chính sách đất đai và bảo vệ môi trường, Chính phủ Việt Nam cũng đang nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ giúp tăng năng suất cây trồng, đây được xem như xu hướng tất yếu và giải pháp hiệu quả đã được khoa học chứng minh nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực an toàn cho sức khỏe con người.

Với vai trò là một nhà cung cấp hàng đầu thế giới về giải pháp dựa trên nền tảng công nghệ và các sản phẩm nông nghiệp, Monsanto cam kết cung cấp các công cụ giúp chính phủ và người nông dân SX nhiều hơn, bảo tồn nhiều hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.


Thăm ngô công nghệ sinh học

Monsanto hợp tác với chính phủ các nước trong đó có Việt Nam bằng việc hỗ trợ chính phủ đạt mục tiêu về sản lượng và giúp nông dân cải thiện cuộc sống thông qua việc tạo ra năng suất cao hơn và đem lại nhiều lợi nhuận hơn với chi phí SX thấp hơn, cải thiện môi trường bằng cách giảm sử dụng nhiên nguyên liệu thiên nhiên trong quá trình SX, hạn chế xói mòn đất và sự phụ thuộc vào thuốc diệt cỏ đồng thời tăng khả năng hoàn vốn cho người nông dân.

Bà Shakilla Shahjihan, Giám đốc đối ngoại của Tập đoàn Monsanto cho biết: “Tập đoàn Monsanto luôn đi đầu trong việc đầu tư vào nghiên cứu & phát triển để cung cấp các giải pháp tốt hơn nhằm giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực. Monsanto đã đầu tư 10 triệu USD vào chương trình học bổng quốc tế Beachell-Borlaug (MBBISP) để khuyến khích các tài năng làm luận án tiến sĩ về nghiên cứu phát triển và tạo giống lúa hoặc lúa mỳ.

Chương trình MBBISP đã ghi nhận công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Henry Beachell và Tiến sĩ Norman Borlaug (đoạt giải Nobel năm 1970), những người đi tiên phong trong việc nhân giống và nghiên cứu về lúa và lúa mỳ”.

 

+ Cty TNHH Dekalb Việt Nam là chi nhánh của tập đoàn Monsanto tại Việt Nam, tập trung vào kinh doanh hạt giống ngô, hạt giống rau và hướng tới các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Công ty TNHH Dekalb Việt Nam được chính thức thành lập tại Việt Nam vào ngày 26/10/2010, sau 5 năm hoạt động dưới tư cách văn phòng đại diện của Monsanto Thái Lan. Dekalb Việt Nam cam kết đồng hành cùng với nông dân, đem lại các công cụ để hỗ trợ nông dân có thể SX nhiều hơn, bảo tồn nhiều hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống.

+ Trước luồng dư luận của một số người cho rằng nếu sử dụng giống biến đổi gen thì sẽ phụ thuộc vào các công ty cung cấp giống nước ngoài và sẽ tạo ra độc quyền, mất chủ động về nguồn cung trong nước, PGS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp đã lên tiếng: “Tôi nghĩ rằng vấn đề này không đáng ngại. Thứ nhất, hiện tại chúng ta đã đang sử dụng hạt giống nhập ngoại. Ví dụ như đối với lúa thì giống lúa lai của chúng ta hiện tại phần lớn là giống lúa nhập. Ngoài ra, việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi với số lượng lớn như hiện nay đã đang cho thấy thực chất của việc thiếu chủ động nguồn cung trong nước.

Thứ hai là yếu tố cạnh tranh. Trước đây khi đưa giống ngô lai vào, năng suất trong nước rất thấp và chúng ta không thể chủ động được nguồn giống trong nước. Từ khi giống ngô lai vào đã tạo điều kiện cho phát triển công tác khoa học, đem lại kết quả là hiện chúng ta đã chủ động được đến 40 - 50% giống trong nước. Tôi cho rằng việc gia nhập của hạt giống biến đổi gen sẽ góp phần tạo ra tiền đề để tạo ra cạnh tranh và phát triển cho khoa học trong nước về nghiên cứu chọn và tạo giống”.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay60,822
  • Tháng hiện tại891,549
  • Tổng lượt truy cập92,065,278
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây