Học tập đạo đức HCM

Dấu ấn nông nghiệp thông minh

Thứ ba - 01/01/2013 21:06
Cuối cùng, sau những trải nghiệm được - thua, một bộ phận nông dân ĐBSCL đang trở lại mô hình luân canh lúa-cá; lúa-tôm theo kiểu cha ông họ đã làm từ nửa thế kỷ trước. Chỉ khác trước, họ đã hiểu thế nào là lợi tức, làm giàu bền vững và môi trường!

Trúng mùa tôm

Tháng 10 ở xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn (An Giang) các cửa cống đã đóng, giữ nước chờ ngày thu hoạch, gió bấc lất phất mưa phùn, mùa nước nổi đang rút êm.

Ngồi trên bộ sạp gỗ nhẵn bóng ở phía trước căn chòi lá, anh Tư Khiêm (Văn Công Khiêm) và mấy lão nông uống trà, bàn chuyện nuôi tôm trên đồng lúa. Sau khi gặt lúa ĐX, dọn ruộng để thả tôm càng xanh. Câu chuyện làm ăn hết lúa sang tôm nói hoài không hết. 12 năm Tư Khiêm miệt mài theo đuổi mô hình lúa-tôm, một năm thu nhập trên 100 triệu đồng/ha không có gì khó. Tôi theo Tư Khiêm men theo bờ đê ra đồng nhìn cánh nông dân bao kéo một mẻ lưới, hàng trăm con tôm lớn phổng phao, kềnh càng. “Tôm nuôi sau 6 tháng 20 ngày là có thể thu tỉa lai rai, bán tôm cho thương lái, họ đem về thành phố cung cấp cho nhà hàng, giá cao lắm”, Tư Khiêm nói.

Mùa tôm năm nay, Tư Khiêm, vẫn con người không bao giờ chịu bó gối ấy lần đầu ứng dụng TBKT nuôi tôm toàn đực. PGS.TS Dương Nhựt Long, Trưởng bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Sơ kết mô hình ứng dụng kỹ thuật nâng cao hiệu quả nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergi), Tư Khiêm đạt năng suất 1.943 kg/ha, cao hơn mức bình quân chung (1.714 kg/ha) của những nông dân khác cùng tham gia mô hình. Tổng mức thu đạt trên 329 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí lãi hơn 162 triệu đồng/ha. Đó là nhờ thu tôm đạt trọng lượng từng con lớn, giá trị cao hơn.


Mô hình lúa - tôm đang đem lại hiệu quả cao

Tư Khiêm, dáng người tròn trịa với nước da ngâm đen như cột nhà cháy khiến anh “đậm dấu ấn thời gian” so cái tuổi 48 của anh. 3,5 ha đất ruộng làm theo mô hình này và kết quả “thấy thèm” của anh có khi cũng phải trả giá dung nhan, vì cả ngày ngoài đồng tôm nắng gió! Tư Khiêm cười khì, nói: “Năng suất vượt lên từ 1-1,2 tấn/ha của mấy năm trước đây, nay nâng lên cao nhất hơn 1,7-1,9 tấn/ha là sự bù đắp”.

Trong đời người, từng trải nghiệm thành - bại, Tư Khiêm thích nhất hình ảnh thương lái chờ kéo hết mẻ lưới này tới mẻ khác. Họ mua tôm xô (mua ngang không lựa) 180.000 đồng/kg, hàng lựa chọn thì giá cao, 220.000 đồng/kg.

Người láng giềng Huỳnh Văn Đức, từng có kinh nghiệm 11 năm nuôi tôm, tự đúc kết: “Luân canh với lúa, một vụ tôm nâng cao thu nhập gấp 4 lần lúa. Tôm càng xanh do sống trong môi trường nước sạch, dễ nuôi, ít bệnh và chỉ cần tôm giống tốt là người nuôi thắng lớn”.  

Vùng nuôi mở rộng

Ở ĐBSCL vùng ngọt, lợ đều thuận lợi phát triển mô hình lúa-tôm càng xanh hay lúa-tôm sú. Mấy năm qua ở vùng đầu nguồn Tiền, sông Hậu, mùa nước nổi thực sự là cơ hội của để dân định dạng lại cuộc mưu sinh. Đồng Tháp có khả năng mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh theo mô hình luân canh với lúa lên hơn 1.000 ha.

Cách đây 4 năm, An Giang có 400-550 ha thực hiện mô hình tôm - lúa. Thoại Sơn, Châu Phú là hai huyện dẫn đầu phong trào ứng dụng mô hình này, mỗi huyện hơn 100 ha. Nhưng cũng có lúc vùng nuôi tôm càng xanh ở An Giang giảm còn 280 ha!

Nhóm cán bộ Khoa Thủy sản - Trường ĐH Cần Thơ, trực tiếp tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn nông dân thực hiện hai mô hình: Mô hình 1 luân canh lúa-tôm theo cách nuôi truyền thống, mật độ thả 10 con/m2 và có cải tiến kỹ thuật ương giống, cải thiện màu nước; kết quả tỷ lệ tôm sống đạt 35%, thu hoạch trong 6 tháng, tỷ suất lợi nhuận đạt khoảng 81%.

Mô hình 2 luân canh lúa-tôm kỹ thuật cải tiến nuôi ương tôm lớn lên sau 3 tháng, chọn lựa tách tôm nuôi toàn đực, mật độ 3-4 con/m2. Ưu điểm mô hình này giảm được chi phí xử lý nước, thuốc thú y thủy sản, thức ăn và tuy thời gian nuôi đến thu hoạch 7 tháng, nhưng tỷ lệ sống đạt 33-35%, tôm đạt trọng lượng lớn, đạt giá trị cao, tỷ suất lợi nhuận đạt từ 83-97%.

Kết quả mô hình được kiểm chứng về mặt kỹ thuật nuôi tôm sạch và mức thu nhập. Chị Phạm Thị Hòa, PGĐ Sở NN-PTNT An Giang, đứng bên đồng nước sóng sánh nhìn nông dân kéo lưới, mẻ nào cũng đầy tôm, ánh mắt chị như hòa vào niềm vui trúng mùa của những nông dân Thoại Sơn. Sắp tới, An Giang sẽ mở rộng vùng luân canh lúa-tôm trở lại, phân vùng SX theo quy hoạch phát triển hơn 1.000 ha.

Chị Hòa tâm sự: "Cứ mỗi khi con cá tra rớt giá, nông dân lo âu, buồn bã, chúng tôi lại trăn trở, day dứt không nguôi. Vì nếu chỉ “chăm bẵm” chạy theo con cá tra, có lúc nông dân đuối sức. Làm sao đa dạng hóa sản phẩm vật nuôi?

Nhìn lại con tôm càng xanh vốn có nhiều ưu thế vượt trội. Nguồn cung không đủ cho thị trường nội địa, các nhà máy chế biến thủy sản đang nhắm tới nguồn hàng này để phát triển thị trường xuất khẩu. Hướng tới chúng tôi sẽ thắt chặt liên kết giữa các hộ nông dân nuôi tôm với các DN XK thủy sản”.

Điều nghe được từ những nông dân Phú Thuận là cái lợi từ cánh đồng màu mỡ, giữ được môi trường trong lành. Song, vùng lúa-tôm đang cần gì nữa? Tư Khiêm vốn rất thận trọng, nói rằng mở rộng mô hình thì trở ngại duy nhất khiến anh lo lắng là khâu tôm giống.

Trong những câu chuyện của Tư Khiêm và những láng giềng của anh, vai trò Nhà nước thật hết sức quan trọng. Nếu Nhà nước giúp thì thu nhập, cuộc sống của họ mới bền vững. Đối với Tư Khiêm, có điện cho các trạm bơm thôi thì tình hình sẽ sớm cải thiện.

+ Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng: “Đây mới chính là mô hình “nông nghiệp thông minh” như một số nước phát triển đang thực hiện. Mô hình sinh thái lúa-tôm là bền vững cần được tiếp tục nghiên cứu để phát triển”.  

+ Hiện nay, ở những tỉnh tận dụng nguồn nước ngọt sông Cửu Long , mô hình luân canh lúa-tôm càng xanh, lúa-cá đang cải thiện cuộc sống của hàng ngàn nông hộ. Trong khi ở vùng ven biển mô hình tôm-lúa đang phục hồi mạnh mẽ. ĐBSCL hiện có khoảng 480.000ha nuôi tôm, trong đó có 90% diện tích thuộc 4 tỉnh (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau) vùng bán đảo Cà Mau. Khu vực này có hệ thống luân canh tôm-lúa tập trung khoảng 150.000ha. Nếu tận dụng tốt lợi thế, khu vực này có thể mở rộng lên 200.000ha, đóng góp thêm khoảng 800.000 tấn lúa/năm cho sản lượng lúa toàn vùng.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay33,912
  • Tháng hiện tại212,479
  • Tổng lượt truy cập90,275,872
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây