Học tập đạo đức HCM

Dùng phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ: Mô hình kinh tế xanh

Thứ hai - 24/06/2013 23:09
Thời gian qua, cùng với sự quan tâm của các cấp ngành, sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông, Hội Làm vườn và Trang trại (HLV&TT) tỉnh Thanh Hóa về kỹ thuật cũng như quy trình ủ phân vi sinh từ rơm rạ, hội viên Hội Phụ nữ ở các xã trên địa bàn huyện Đông Sơn đã áp dụng thành công việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh để chăm sóc cho cây trồng, thay thế dần cho một số loại phân bón hóa học.

Từ năm 2011 đến nay, với sự giúp đỡ của Trạm Khuyến nông huyện, HLV&TT tỉnh Thanh Hóa, việc tự chế biến phân bón hữu cơ từ rơm rạ đã góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp ở Đông Sơn. Trước hết, về hiệu quả kinh tế, bà con không còn phải đầu tư nhiều tiền để mua phân bón như trước mà có thể tự sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh từ rơm rạ. 

Theo ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch HLV&TT tỉnh Thanh Hóa, việc sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ sẽ giúp hạn chế, phòng chống bệnh vàng lá, nghẹt rễ sinh lý cho cây lúa, giúp lúa cứng cây, phát triển cân đối, đẻ nhánh tập trung nên giảm được tỉ lệ sâu bệnh gây hại. Bên cạnh đó, phân hữu cơ từ rơm rạ cũng mang lại nhiều kết quả cao trên các loại cây trồng khác như ngô, khoai, rau màu... Ngoài ra, việc xử lý rơm, rạ sau thu hoạch làm thành phân bón hữu cơ còn có ý nghĩa thực tiễn và khoa học cao trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu tai nạn giao thông, khơi thông dòng chảy các mương máng thủy lợi, tăng năng suất lúa và tạo điều kiện xây dựng nền sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững. Tới đây, Hội sẽ tiếp tục đồng hành với hội viên Hội Phụ nữ và bà con nông dân để phát huy tối đa hiệu quả việc sử dụng phân bón hữu cơ trên đồng ruộng, góp phần xây dựng thành công mô hình kinh tế xanh tại địa phương.

Theo kế hoạch, năm 2013, Hội Phụ nữ huyện Đông Sơn phối hợp với HLV&TT tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ công nghệ và chế phẩm sinh học để sản xuất 72 tấn phân bón hữu cơ từ rơm rạ tại xã Đông Văn. Mới đây, tại thôn Văn Thắng, chị em đã được Hội hướng dẫn quy trình làm phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ và đến nay, hầu hết bà con đã sản xuất thành thạo.

Minh Ánh
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại236,817
  • Tổng lượt truy cập85,143,853
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây