Học tập đạo đức HCM

Nuôi cá thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp

Chủ nhật - 23/06/2013 03:30
Cá thác lác cườm (còn gọi cá Nàng hai) là loài cá thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây người dân ĐBSCL chuyển sang nuôi bằng thức ăn công nghiệp nhằm chủ động nguồn thức ăn, giúp năng suất cao, tăng lợi nhuận.

Chủ động thức ăn

Đồng Tháp là một trong những tỉnh ĐBSCL đang phát triển loại cá này, nuôi theo hướng công nghiệp. Nhiều gia đình nhờ nuôi thác lác cườm mà thoát nghèo, vươn lên khá giả và thậm chí còn làm giàu.

Anh Nguyễn Thanh Hùng ở ấp Bình Nhứt, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh cho biết: Tôi bắt đầu nuôi cá nước ngọt trên ruộng lúa từ năm 2000. Những năm đầu chỉ thả nuôi cá chép, cá tai tượng, rô đồng. Năm 2008, thấy giá trị của cá thác lác cườm tôi đã thả nuôi thử khoảng 200 con thấy hiệu quả kinh tế cao nên từ đó bắt đầu thả ruộng lúa. Nuôi trên ruộng, cá lớn nhanh, chi phí đầu tư giảm nhờ tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên cá, tép, ốc.

Gần đây anh Hùng mở rộng đầu tư 2 ao nuôi theo hình thức công nghiệp, với diện tích mỗi ao là 500 m2. Hai ao này anh thả 5.000 con giống. Với chi phí giống khoảng 2.500 đồng/con loại chiều dài khoảng 3 - 5 cm. Anh dự đoán năm nay sẽ thu khoảng 4 tấn cá. Với giá bán từ 70.000 - 75.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí cải tạo, giống, thức ăn và công chăm sóc anh dự đoán sẽ lãi trên 100 triệu đồng.

Theo anh Hùng, cá thác lác cườm rất dễ nuôi, dễ chăm sóc và không cần nguồn nước thật sạch như một số loài cá khác. Ao nuôi càng sâu càng tốt (khoảng 2m). Mực nước phải giữ cao vì vậy cứ vài ngày phải bơm nước vào một lần. Cá ăn chủ yếu là cá, tép xay nhuyễn (cá tươi càng tốt) trộn với vitamin C và men tiêu hóa. Mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng sớm và chiều mát. Thức ăn rải đều trên mặt ao với tỷ lệ 10 kg (sáng), 15 kg (chiều). Nếu có điều kiện có thể nuôi ghép với cá rô phi, vì cá rô phi đẻ nhiều sẽ làm mồi cho cá thác lác cườm.

Còn hộ ông Phạm Quang Tuyến, ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò trên diện tích 2 ha thả  400.000 cá giống, trong vòng 10 - 12 tháng nuôi bằng thức ăn công nghiệp, ước đạt sản lượng khoảng 300 tấn. Với giá thành SX khoảng 40.000 đồng/kg cá thành phẩm và giá thị trường luôn hơn 70.000 đồng/kg người nuôi lãi hơn 50%. Ông Tuyến cho biết, nuôi cá thác lác bằng thức ăn công nghiệp có thể chủ động được nguồn thức ăn, đồng thời nuôi trong ao như vậy nguồn nước ít bị nhiễm bệnh, cá lớn nhanh, khỏe.

Ông Tuyến cho biết, sử dụng thức ăn công nghiệp thì tỷ lệ thành công đạt hơn 87%, trong khi sử dụng thức ăn tươi sống từ cá tạp thì hao hụt sẽ nhiều, giá thành cao, môi trường nước lại ô nhiễm. Nuôi cá bằng thức ăn tươi sống thì tỷ lệ thành công rất thấp.

Kinh nghiệm nuôi

Theo người từng nuôi thì cá thác lác cườm nuôi không khó. Trước tiên chuẩn bị ao nuôi. Địa điểm nuôi tốt nhất là gần nguồn sông chính, để có thể cung cấp nước ngọt dễ dàng. Ao cần có bờ chắc chắn. Tùy cỡ ao lớn nhỏ mà đặt khoảng 2 - 3 ống bọng để cấp, thoát nước. Diện tích ao nuôi tốt nhất từ 200 - 500 m2, nhiệt độ nước thích hợp 26 - 30 oC, độ pH 7 - 8,5, lượng oxy hòa tan lớn hơn hoặc bằng 3 mg/lít.

Trước khi nuôi cần phải dọn cỏ bờ, tát cạn nước, vét hết lớp bùn đáy, bón vôi với lượng 10 - 15 kg/100 m2, phơi khô đáy ao khoảng 1 tuần, cho nước vào khoảng 5 - 7 ngày mới thả cá giống, nước cần phải qua lưới lọc để ngăn cá tạp và cá dữ, dùng rễ dây thuốc cá diệt cá tạp với liều lượng 3 kg/100 m2. Có thể bón lót phân chuồng để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá giống với liều lượng 15 - 20 kg/100 m2.

Để cá lớn khỏe đòi hỏi có nguồn cá giống sạch bệnh. Cần mua giống ở cơ sở uy tín, kích thước đồng đều (cỡ 3 - 5 phân), không bị xây xát. Cá giống mua về nên thả vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả cần ngâm bao đựng cá trong ao 15 - 20 phút để cá không bị sốc do nhiệt độ môi trường và nước ao thay đổi.

"Kỹ thuật nuôi cá thác lác cườm cũng không thật sự quá khó đối với bà con nuôi cá nước ngọt. Điều quan trọng nhất phải có tâm huyết và nắm vững các biện pháp kỹ thuật cơ bản thì thành công sẽ đến như mong đợi", ông Tuyến chia sẻ.

Trong ao cần đặt một số giá thể cho cá trú và nên thả cá ở những vị trí này; cá mới thả thường tập trung quanh giá thể nên dễ quan sát và theo dõi. Mật độ thả 5 - 10 con/m2, có thể thả nuôi ghép cá sặc rằn, cá hường với mật độ từ 3 - 5 con/m2.

Ban đầu cá giống còn nhỏ nên chọn thức ăn như cá, tép vụn băm nhỏ hoặc cho cá, tép nhỏ còn sống vào ao. Cá mồi phải được rửa sạch, băm nhỏ hoặc có thể xay nhỏ và trộn với chất kết dính từ 1 - 2% để thức ăn không bị rã. Thức ăn vo thành viên, đặt trên sàn để theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày. Cho cá ăn 2 lần/ngày. Do cá hoạt động mạnh vào ban đêm nên buổi sáng chỉ cho ăn 1/3 khẩu phần, buổi chiều cho ăn 2/3 khẩu phần.

Ông Tuyến cho biết thêm, để cá lớn khỏe, ít bệnh chú ý khâu thay nước trong ao rất quan trọng, tuỳ theo màu nước của ao mà có chế độ thay nước, lượng nước thay mỗi lần là 1/3. Thường xuyên bổ sung vitamin C và men tiêu hoá cho cá. Thỉnh thoảng trộn tỏi vào thức ăn theo liều lượng 50 - 100 gr/10 kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày. Nếu chăm sóc tốt, sau một năm cá có thể đạt trọng lượng 800 gr - 1 kg/con, có thể thu hoạch.

Báo Nông nghiệp Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm164
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại269,852
  • Tổng lượt truy cập92,647,516
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây