Học tập đạo đức HCM

GFS sẵn sàng thực hiện cuộc cách mạng trong nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao

Thứ bảy - 25/08/2018 04:56
Phát triển nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao là chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng chung xu hướng của đất nước, GFS là một trong các tập đoàn lớn, tiên phong đầu tư mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp với mong muốn “Việt Nam sẽ là vườn dược liệu của thế giới”.
Ngay từ đầu, lãnh đạo Tập đoàn GFS xác định, việc sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, nâng cao thu nhập và bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng.

Để thực hiện sứ mệnh của Tập đoàn, Viện Công nghệ GFS đã được thành lập. Viện đã quy tụ được đội ngũ các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về khoa học công nghệ ứng dụng trong và ngoài nước. Viện đã triển khai hàng loạt các đề tài, công trình ứng dụng, chuyển giao công nghệ với các nước trên thế giới.

Cùng với đó, Tập đoàn GFS xác định đầu tư 70% khoa học công nghệ cho nông nghiệp. Trong đó tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao đặc sắc mang đậm dấu ấn vùng miền của Việt Nam. Về chiến lược lâu dài, GFS lựa chọn phát triển dược liệu; gắn với đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động mới và  điều dưỡng, du lịch nông thôn thân thiện, bền vững. 

Mô hình trồng rau thủy canh áp dụng thử nghiệm chế phẩm sinh học Lacto Power do Viện Công nghệ GFS thực hiện bước đầu khẳng định hiệu quả. “Với một sự chuẩn bị kỹ xuyên suốt chuỗi giá trị gia tăng của nông nghiệp, chúng tôi thấy công nghệ cao phủ kín toàn bộ các công đoạn từ: Gen, giống, làm sạch đất, cải tạo đất, phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc, logistic, công nghệ nấu ăn, công nghệ chế biến và cao hơn là văn hóa cho mỗi sản phẩm”, ông Phạm Thành Công - Chủ tịch Tập đoàn GFS cho hay.

Ông Phạm Thành Công, Chủ tịch Tập đoàn GFS. 
Cũng theo ông Phạm Thành Công, hiện nay, Tập đoàn đang phối hợp với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước (các Viện của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, các tổ chức khoa học của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp, của Đại học Quốc gia, của Viện Hàn lâm khoa học Nga, Ukraina, Nhật, Hàn Quốc, Israel…) tập trung ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm đi tắt đón đầu. “Đặc biệt, chúng tôi đang đi vào giai đoạn cuối hoàn thiện Công nghệ nuôi tôm 4.0 cho tôm thẻ chân trắng nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra”, Chủ tịch Tập đoàn GFS nhấn mạnh.

Để khẳng định quyết tâm và tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp, Tập đoàn GFS đã thành lập dự án “Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt theo mô hình khép kín” tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Với mục tiêu xây dựng mô hình liên kết hợp tác đầu tư, đổi mới công nghệ trồng trọt theo chuỗi giá trị. Đồng thời, xây dựng thương hiệu, xúc tiến phát triển thị trường cho sản phẩm của dự án góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đây thực sự được coi là một bước đột phá, một cuộc cách mạng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao.

 Tập đoàn GFS luôn sáng tạo không ngừng để tạo ra giá trị cho cộng đồng.
Cụ thể, GFS hướng tới đầu tư hoàn thiện hệ thống trồng trọt trong nhà màng với công nghệ tưới nhỏ giọt; xây dựng khu chế biến các sản phẩm nông nghiệp và kho lạnh chứa sản phẩm cũng như khu sơ chế đóng gói sản phẩm; Đầu tư xây dựng nhãn hiệu tập thể, thương hiệu, xúc tiến phát triển thị trường, “Rau quả sạch công nghệ cao”, hỗ trợ phát triển mạng lưới đại lý giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân lao động tại địa phương.

Với quyết tâm đó, Chủ tịch Tập đoàn GFS từng gửi đi thông điệp tại buổi gặp gỡ chúc Tết các Đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ diễn ra sáng 7/2/2018 tại Văn phòng Trung ương Đảng là: “Làm tất cả vì một Việt Nam hạnh phúc”.

“Thông điệp này sẽ ở trong tâm can mỗi nhân viên của tôi, thì dù ở vị trí nào, dù là một nhân viên ở vị trí bình thường, cho đến các nhà khoa học, các vị trí lãnh đạo cao cấp… thì sẽ đều đưa ra kết quả công việc cao, thấm đẫm tính nhân văn” - ông Phạm Thành Công chia sẻ.

Trong những năm qua, những cái tên như Five Star Mỹ Đình, Five Star Garden…, rồi đến các dự án Five Star West Lake, Five Star Trường Chinh, Five Star Residence… đã khẳng định được “tâm và tầm” của Tập đoàn GFS. 

Mô hình trồng rau thủy canh áp dụng thử nghiệm chế phẩm sinh học Lacto Power do Viện Công nghệ GFS thực hiện bước đầu khẳng định hiệu quả. 
Với quan niệm về hạnh phúc rất đơn sơ, bình dị, hạnh phúc là có sức khỏe, là sự an yên trong tâm hồn, GFS hướng tới những sản phẩm hữu cơ cao cấp, tinh tế với giá trị bền vững cho cộng đồng từ bữa ăn hằng ngày, mang đến sự an tâm và thụ hưởng cho người dân cũng như các sản phẩm dược liệu quý hiếm, cao cấp. Các sản phẩm không chỉ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của nông nghiệp hữu cơ như bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ… mà còn mang nét đặc sắc riêng của Việt Nam, không lẫn với bất kỳ sản phẩm của các quốc gia khác.

Nước ta có thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, về hàng nghìn giống cây dược liệu quý hiếm đặc sắc cùng với kho tàng quý báu của nền đông y có lịch sử hàng nghìn năm rất giá trị.Cùng với đội ngũ các nhà khoa học tầm cỡ trong và ngoài nước, GFS sẵn sàng đưa “Việt Nam thành vườn dược liệu của thế giới” - Chủ tịch HĐQT GFS Phạm Thành Công khẳng định.

Theo Đức Anh/congluan.vn
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập933
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại787,032
  • Tổng lượt truy cập93,164,696
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây