Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật trồng bầu

Thứ ba - 17/04/2012 04:41
Bầu là loại dây leo, có tua cuốn, phân nhánh. Thân được phủ nhiều lông mềm, có lá hình tim rộng, không xẻ thùy hay xẻ thùy hơi nông, hoa đơn tính.

Thời vụ trồng bầu, có thể trồng quanh năm tuy nhiên vụ mùa nắng, cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn mùa mưa.

Lượng hạt giống cần cho 1ha là từ 300 – 400gram. Lên luống rộng 0,7m, tim luống này cách tim luống kia 1m, luống cao 0,25 - 0,3m. Trồng 1 hàng, cây cách cây 0,8m.

Bầu có thể trồng quanh năm nhưng mùa nắng cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn.

Lượng phân bón cho 1ha: Phân chuồng 20 tấn (hoặc sử dụng 3 - 5 tấn phân hữu cơ chế biến); supe lân 70 – 100kg (đất chua bón lân Văn Điển); NPK 300kg (sử dụng 150kg NPK (20-20-15) + 150kg NPK (20-0-20); urê 120kg (có thể 70 kg urê + 120kg phân SA); kali (KCl) 50kg và bánh dầu 100kg.

Bón lót 2/3 phân chuồng (hoặc phân hữu cơ chế biến) và toàn bộ phân lân.

Bón thúc: Có thể chia đều lượng phân còn lại cho 7 - 10 lần bón thúc tùy theo mùa vụ và loại đất. Giữa các lần bón thúc và trong quá trình thu hoạch có thể bổ sung thêm các loại phân bón qua lá.

Trong quá trình cây lớn thì khâu chăm sóc bầu khá quan trọng. Sau khi trồng cây 7 – 10 ngày, kiểm tra cây chết và trồng dặm lại (nếu có). Tưới nước đầy đủ. Để hạn chế sự bốc thoát hơi nước và cỏ dại, nên sử dụng màng phủ nông nghiệp. Tưới nước mỗi ngày 1 lần.

Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn cho dây bầu leo. Cũng có thể làm giàn trước khi cây có tua. Làm giàn hình chữ X với chiều cao 1,6 – 1,8m. Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ nhánh nhỏ, sâu bệnh giúp giàn thông thoáng, giảm sâu bệnh hại.

Các loại sâu bệnh thường gặp trên cây bầu gồm: Sâu đất, tuyến trùng (xử lý đất trước khi trồng bằng Diaphos 10 H, Basudin 10 H, lên hốc gieo hoặc sau khi cấy rải quanh gốc); sâu xanh (sử dụng một trong các loại thuốc sau: Sherpa, Cyperan, Sumicidin, Delphin, Biocin… phun khi sâu còn nhỏ); nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy (sử dụng Actara hoặc Confidor phòng trừ); sâu vẽ bùa (có thể trừ bằng một trong các loại như Neem, Triggard, SK 99…); bệnh sương mai (nên phun sớm khi bệnh vừa xuất hiện, sử dụng Mancozeb hoặc Carbadazim).

Lưu ý: Tất cả các loại thuốc trên nên sử dụng theo nguyên tắc “4 đúng”.

Khoảng 45 – 50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Kích thước, độ chín quả phụ thuộc vào thị trường.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay26,002
  • Tháng hiện tại204,569
  • Tổng lượt truy cập90,267,962
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây