Học tập đạo đức HCM

Cây trồng biến đổi gen: Chông gai còn phía trước

Thứ sáu - 06/04/2012 05:56
Ngày 5/4, Bộ NN-PTNT đã mở cuộc hội nghị thông báo kết quả khảo nghiệm ngô biến đổi gen - vấn đề từng được tranh cãi nảy lửa từ giới khoa học đến cả các bà nội trợ trong thời gian qua…
Tôi đã từng gặp nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình khi bà đội nắng lửa giữa trưa hè ngót 40 độ đi thăm ruộng khảo nghiệm ngô biến đổi gen ở Vĩnh Phúc với cặp mắt vô cùng tò mò và những câu hỏi quan tâm không ngớt. Nay, ở hội nghị báo cáo kết quả khảo nghiệm ngô biến đổi gen tại Bộ NN-PTNT với sự góp mặt của một “rừng gạo cội” về khoa học nông nghiệp, sinh học, môi trường của nước nhà tôi lại thấy bà chăm chú nghe từng diễn giả và cũng sôi nổi đóng góp ý kiến.
Tại sao một người đàn bà ngoài 80 tuổi từng nổi tiếng thế giới khi là Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam dự Hội nghị 4 bên Paris, đặt bút kí vào hiệp định lại quan tâm đến vấn đề cây biến đổi gen? Bà bảo: “Cây trồng biến đổi gen là một vấn đề phức tạp, quá trình khảo nghiệm ở Việt Nam vừa rồi rất ngắn, điều kiện khảo nghiệm còn khó khăn nên chưa đủ cơ sở để kết luận. Nếu vừa làm vừa quản lý rủi ro theo tôi là không đảm bảo. Đã làm phải thật chắc chắn. Biến đổi gen không phải của cty Monsanto, cty Syngenta mà là tiến bộ khoa học của thế giới, các đồng chí nên xem xét nghiên cứu biến đổi gen của ta để không phụ thuộc vào nước ngoài có được không? Ý kiến của tôi đã đi theo con đường cho phát triển cây trồng biến đổi gen là chỉ có đi tới chứ không có đường ra”. 

 
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đi thăm ngô biến đổi gen
 
Theo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, ở VN ngô biến đổi gen đã qua hai vụ khảo nghiệm hạn chế và một vụ khảo nghiệm diện rộng với sự góp mặt của các công ty lừng danh như Dekalb, Syngenta, Pioneer. Kết quả là các giống ngô biến đổi gen đều phát huy được đặc tính kháng chịu như mong muốn (chống chịu sâu bệnh và thuốc trừ cỏ - PV). Hiện chưa phát hiện được phản ứng xấu của quần thể sinh vật, đa dạng sinh học ở vùng trồng ngô biến đổi gen cũng như không thấy biểu hiện cây trồng biến đổi gen nguy cơ trở thành cỏ dại, dịch hại hay xâm lấn môi trường. Tất cả các công ty có sản phẩm tham gia đều mong muốn đề nghị Bộ NN-PTNT công nhận kết quả khảo nghiệm một cách sớm nhất.
Đăng đàn ý kiến tại hội nghị đều là những đại thụ trong giới khoa học. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chủ tịch Hội Các ngành sinh học Việt Nam đề nghị nên nghiên cứu thêm ảnh hưởng đến vi sinh vật trong vùng trồng ngô biến đổi gen. Giáo sư Trần Duy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền NN khẳng định cây trồng biến đổi gen là thành quả không thể chối cãi của nhân loại nhưng khảo nghiệm một vài vụ ở VN không có đủ cơ sở để kết luận: “Cách đây vài năm cây trồng biến đổi gen phát triển mạnh ở Mỹ nhưng nay ở chính nước đó có nhiều thông tin phản đối nên cần đánh giá thêm vài vụ nữa cho thật cẩn thận”.
Anh hùng Lao động về cây ngô, GS Trần Hồng Uy tiếp lời: “Một vài vụ không thể làm sao biết được cây trồng biến đổi gen có ảnh hưởng đến sinh vật, đến môi trường hay không mà phải tiếp tục khảo nghiệm tiếp. Chúng ta đã có những thành tựu rất lớn về nông nghiệp nên không được phép sơ hở để gây ra hậu quả cho nông dân”. Hầu hết những “cây đa, cây đề” khác như Viện sỹ Trần Đình Long (Hội giống cây trồng VN), KS Lê Hồng Nhu (Hiệp hội thương mại giống cây trồng VN) đều tiếp tục cái mạch phải cẩn thận, phải cần thêm thời gian xem xét, khảo nghiệm: “Ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen nếu có không xuất hiện sau một hai năm đầu sản xuất mà có khi phải 5-10 năm. Cái gì mới bao giờ cũng có hai mặt, nếu lợi nhiều mà hại kiểm soát được thì làm còn không phải bỏ”.
Trùng trùng những tên tuổi, những ý kiến rất cẩn thận ấy dường như đã lấn át cả những cái “đầu nóng” nhất của phái ủng hộ cây trồng biến đổi gen. Tiến sĩ Phạm Văn Toản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng việc khảo nghiệm của ta chỉ là bước bổ sung dữ liệu an toàn của cây trồng biến đổi gen trong điều kiện VN chứ khảo sát về độ an toàn của nó, thế giới đã làm từ lâu và làm rất kỹ. Tiến sĩ Phạm Đồng Quảng, Cục phó Cục Trồng trọt bày tỏ: “Không nên quá lo lắng và cầu toàn một cách tuyệt đối ở thời điểm này. Quan điểm của tôi phải tiếp cận kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, kết luận của các nước và kết quả chúng ta làm”. 

 
Ngô biến đổi gen được hy vọng sẽ có nhiều vượt trội so với ngô thường
 
Cuối cùng kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng nói cuộc họp ngày hôm nay chỉ là thông báo khảo nghiệm về đa dạng sinh học và môi trường của cây trồng biến đổi gen, là bước đầu tiên của cả quá trình dài: “Tôi đề nghị tải toàn bộ kết quả lên mạng cho các nhà khoa học cùng nhân dân tham gia, góp ý cho thật công khai, minh bạch. Các cơ quan khảo nghiệm trong hai năm vừa qua đã làm tốt và nghiêm túc các đánh giá. Đây là những nơi có điều kiện nhất của VN để thực hiện việc này và họ làm do trách nhiệm được giao chứ không phải lấy tiền thù lao của các cty giống.
Trong tháng 4 chúng ta lấy ý kiến, góp ý, bổ sung thêm thông tin cũng như đưa ra những kết luận sao cho thật chuẩn mực để đầu tháng 5 chính thức nộp báo báo. Hội đồng an toàn sinh học của Bộ sẽ được mở ra, xem xét vấn đề, mời phản biện, vào tháng 6 sẽ họp để đưa ra khuyến cáo có công nhận hay không công nhận hoặc tiếp tục làm thêm khảo nghiệm. Bước thứ hai Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ làm, nếu đồng ý cấp giấy phép an toàn sinh học cho cây trồng biến đổi gen, Bộ NN-PTNT sẽ thực hiện tiếp các bước như đánh giá năng suất, đánh giá làm thức ăn cho vật nuôi, an toàn thực phẩm cho người. Qua được hết những công đoạn này, người nông dân mới được tiếp cận với cây trồng biến đổi gen một cách rộng rãi”.

 
Theo NNVN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập350
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm345
  • Hôm nay29,509
  • Tháng hiện tại208,076
  • Tổng lượt truy cập90,271,469
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây