Học tập đạo đức HCM

Lai tạo thành công hai giống lúa chịu khô hạn, phèn và mặn

Thứ sáu - 27/02/2015 03:22
Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long vừa lai tạo thành công thêm hai giống lúa chịu phèn, mặn và khô hạn là OM 8901 và OM 7262.

Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cần Thơ, cho biết giống lúa OM 8901 thuộc giống lúa thuần, có khả năng chịu khô hạn tốt, năng suất cao ổn định, chất lượng gạo tốt, chống chịu nhiều loại sâu bệnh, được chọn lọc và trồng khảo nghiệm tại Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, các trung tâm giống cấp tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, năm tỉnh miền Đông và bảy tỉnh miền Trung từ năm 2009 đến nay.

Kết quả cho thấy giống lúa này phát triển mạnh trên nhiều vùng đất khác nhau, đặc biệt phù hợp với thổ nhưỡng tại các tỉnh Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bình Thuận và thành phố Cần Thơ vì cho năng suất rất cao.

OM 8901 cũng là giống đặc sản, ngắn ngày (90-105 ngày), đẻ nhánh khá, hơi cứng cây, bông dài, số hạt chắc trên bông cao (80-90%), hạt đóng khít (bông chùm), hạt gạo dài (7,1cm), cơm dẻo, năng suất cao (6-8 tấn/ ha), tỷ lệ gạo nguyên sau xay chà đạt trên 80%, hạt gạo sáng đẹp, không bạc bụng.

Tuy nhiên, giống này dễ nhiễm rầy nâu và đạo ôn ở mức độ nhẹ. Vì vậy, khi sử dụng giống này, nông dân cần chú ý nhiều hơn đến kỹ thuật bón phân, yếu tố mùa vụ, đặc biệt, không nên để lúa bị ngập sâu vì sẽ làm tăng thêm thời gian sinh trưởng và tăng số lượng cây lúa bị đổ ngã trên đồng trong thời điểm sắp thu hoạch dẫn đến giảm năng suất và chất lượng hạt gạo.

Còn giống lúa OM 7262 được lai tạo bằng phương pháp lai cổ truyền, có ưu điểm chịu phèn, mặn, năng suất cao ổn định, chất lượng gạo tốt, kháng nhiều loại sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn và cháy bìa lá. Giống này đã được chọn lọc, trồng khảo nghiệm tại các trung tâm giống cấp tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, năm tỉnh miền Đông và bảy tỉnh miền Trung từ năm 2010 đến nay.

Kết quả cho thấy lúa phát triển tốt trên nhiều vùng đất khác nhau tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và miền Trung, đặc biệt thích hợp với thổ nhưỡng thuộc tỉnh Hậu Giang, An Giang và thành phố Cần Thơ.

OM 7262 là giống đặc sản, ngắn ngày (90-100 ngày), đẻ nhánh khá, cứng cây, bông dài, số hạt chắc trên bông cao (90%), nặng hạt, hạt đóng khít, hạt gạo dài (7,1cm), năng suất cao (6-8 tấn/ ha), cơm dẻo, tỷ lệ gạo nguyên sau xay chà đạt tới 68%, đạt chuẩn xuất khẩu. Tuy nhiên, giống lúa nói trên hơi nhiễm rầy nâu (cấp 5) trong điều kiện áp lực thanh lọc nhân tạo.

Vì vậy, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long khuyến cáo nông dân khi sử dụng giống này cần chú ý nhiều hơn yếu tố rầy nâu, trong đó chú ý không để lúa bị khô hạn khi mật số rầy gia tăng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến ngậm sữa. Cách làm này sẽ giúp hạn chế được tác hại của rầy nâu trên lúa.

Theo ông Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, đến nay Viện đã tuyển chọn, lai tạo được 32 giống lúa chịu phèn, mặn, hạn, đạt chuẩn xuất khẩu. Các giống lúa nói trên đã được đưa vào sản xuất đại trà tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Bán đảo Cà Mau, cho năng suất từ 5-8 tấn/ha mỗi vụ, góp phần nâng sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến cuối năm 2014 đạt hơn 25 triệu tấn, gấp đôi năm 1995.

Nguồn: Ấp Bắc online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập213
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại852,421
  • Tổng lượt truy cập93,230,085
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây