Học tập đạo đức HCM

Lần đầu tiên Việt Nam có bộ tiêu chuẩn TCVN về nông nghiệp hữu cơ

Thứ năm - 19/07/2018 22:22
Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố ban hành bộ tiêu chuẩn TCVN về nông nghiệp hữu cơ. Bộ tiêu chuẩn này có hiệu lực bắt đầu từ 29/12/2017.

Đây là bộ tiêu chuẩn đầu tiên dành riêng cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và yêu cầu đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ.

Lần đầu tiên Việt Nam có bộ tiêu chuẩn TCVN về nông nghiệp hữu cơ - ảnh 1

Bộ KH&CN đã công bố bộ tiêu chuẩn TCVN về nông nghiệp hữu cơ 

Theo bà Ngô Thị Ngọc Hà – Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN), bộ TCVN về nông nghiệp hữu cơ vừa được công bố quy định cụ thể về các lĩnh vực:

• Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ 
• Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ 
• Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ 
• Nông nghiệp hữu cơ – Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ

Theo bà Hà, việc xây dựng các TCVN nêu trên thực hiện trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế về nông nghiệp hữu cơ (CODEX, IFOAM), quy định và tiêu chuẩn khu vực (EU, ASEAN), tiêu chuẩn nước ngoài của Hoa Kỳ, Nhật Bản hay tiêu chuẩn của các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc…, đảm bảo hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến.

Mặt khác, để phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh của Việt Nam, Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia đã tổ chức khảo sát, khảo nghiệm tiêu chuẩn tại một số cơ sở sản xuất nông nghiệp hữu cơ và định hướng hữu cơ và có sự góp ý cho dự thảo TCVN cho các tiêu chuẩn này.

Riêng về tiêu chuẩn Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ, bà Hà cho biết, tiêu chuẩn này được xây dựng với mục tiêu chính là đưa ra các yêu cầu cho các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động chứng nhận sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn TCVN về trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ và các tiêu chuẩn quốc tế nhằm thúc đẩy và khuyến khích phát triển và áp dụng các mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm hữu cơ phù hợp các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, giảm cho phí cho doanh nghiệp và thiết thực trong việc nâng cao năng suất chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

Cùng với hiệu lực của bộ TCVN về nông nghiệp hữu cơ, Bộ KH&CN cũng ra quyết định hủy bỏ tiêu chuẩn TCVN 11041: 2015 Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiêp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay cả nước mới có vài chục cơ sở trồng trọt hữu cơ ở 15 tỉnh, thành phố (Lào Cai, Quảng Trị, Hòa Bình, Bến Tre, Quảng Ninh, Cà Mau, Lâm Ðồng, Hà Nội, Hà Nam, Quảng Bình, Quảng Nam, Thái Bình, Thái Nguyên, Hà Giang, Trà Vinh…) với tổng diện tích khoảng bốn nghìn héc-ta. Các cây chủ yếu là dừa, chè, lúa và rau. Trong số đó, Bến Tre có diện tích trồng trọt hữu cơ nhiều nhất với hơn ba nghìn héc-ta, chủ yếu là dừa. Các mô hình chăn nuôi khá hiệu quả như nuôi cá ba sa hữu cơ tại An Giang, nuôi tôm sinh thái ở rừng ngập mặn Cà Mau đã có chứng nhận hữu cơ khoảng 10 nghìn héc-ta xuất khẩu sang EU.

Việc ban hành bộ TCVN về nông nghiệp hữu cơ, hài hòa với quốc tế là rất cần thiết cho mọi thành phần tham gia. Bộ tiêu chuẩn sẽ đóng góp một vai trò quan trọng cho nền sản xuất và kinh doanh nông nghiệp hữu cơ ổn định, bền vững.

Các tiêu chuẩn này đều nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất hữu cơ nói riêng, góp phần tăng giá trị sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm, hàng lưu thông trong nước và xuất khẩu, phù hợp với mục tiêu của Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.

Theo Thanh Uyên/vietq.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập538
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại848,495
  • Tổng lượt truy cập92,022,224
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây