Học tập đạo đức HCM

Lợi lớn về kinh tế- môi trường

Thứ năm - 07/06/2012 06:19
Thu nhập trên mỗi ha trồng sắn tăng 4 đến 5 lần nhờ bón phân vi sinh, đời sống người dân được cải thiện đáng kể... Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh, Quỹ Thách thức Việt Nam và Cty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị cho biết như vậy tại hội nghị tổng kết dự án sản xuất phân vi sinh giá rẻ cho cây sắn tại miền núi huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, vừa được tổ chức tại Huế.
Phần thưởng cho sáng tạo
Ông Hồ Xuân Hiếu- TGĐ Cty Thương mại Quảng Trị-kiêm GĐ NM Tinh một sắn Hướng Hoá, cho biết: Phân bón vi sinh hiệu Sêpôn của NM sản xuất đã được Cục Trồng trọt của Bộ NN-PTNT cấp phép lưu hành sử dụng. Đây là phân vi sinh được sản xuất từ phế thải của sản phẩm nông nghiệp thải ra trong quá trình chế biến tinh bột sắn của NM, gồm: 60% vỏ lụa của củ sắn, 20% phân bò, 10% than bùn và kết hợp tỷ lệ đạm, lân, kali. Để thuyết phục bà con tin tưởng phân bón sẽ mang lại hiệu quả cao, NM đã làm 40 mô hình đối chứng trồng sắn trên 7 xã. Kết quả mô hình trồng sắn có bón phân vi sinh cho năng suất cao hơn không bón phân 7 tấn/ha, từ chỗ không bón phân cho năng suất 14 đến 15 tấn /ha thì bón phân cho kết quả 22 tấn/ha.

 
Ông Hồ Xuân Hiếu đang phát biểu tại hội nghị ở Huế
Ngoài ra, với đất trồng sắn thì sau ba năm khai thác, đất đã cạn màu mỡ, nên rất cần bón phân để tăng độ mùn, chất đất thì sắn mới cho năng suất cao hơn. Khi bà con dân tộc chứng kiến tận mắt giá trị thuyết phục của việc bón phân cho cây sắn rồi họ mới tin tưởng đưa phân vào sử dụng như hiện tại. Việc bón phân như một cuộc cách mạng trọng nhận thức sản xuất nông nghiệp của người Vân Kiều, Pa Cô
Tại hội nghị, ông Andrew Head-Phó giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, nói: “Dự án sản xuất phân bón vi sinh giá rẻ cho cây sắn của Cty Thương mại Quảng Trị minh chứng cho óc sáng tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam, đứng đầu là ông Hồ Xuân Hiếu, TGĐ Cty này. Tác động giảm nghèo và tác động về môi trường của dự án này là rất lớn. Quỹ Thách thức Việt Nam luôn hỗ trợ cho những sáng kiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát triển kinh tế như vậy.”
Theo báo cáo tình hình phát triển cây sắn cho thấy loại cây này đang phát triển quá nóng. Giai đoạn 2000-2010 diện tích trồng sắn tăng từ 237.000ha lên 560.000ha. Bên cạnh trồng sắn mang lại lợi ích kinh tế thì phế thải trong quá trình sản xuất tinh bột sắn là vấn đề môi trường rất đang quan tâm. Sự trăn trở đó của ông Hiếu được thể hiện qua sáng kiến của ông là sản xuất phân vi sinh giá rẽ từ vỏ của củ sắn để phục vụ trở lại cho việc trồng sắn đã được ADB tán thành và quyết định hỗ trợ kinh phí 423.000USD, trong đó Quỹ Thách thức VN tài trợ 167.400USD.
Tận dụng hết phế thải
Mỗi năm nhà máy của ông Hồ Xuân Hiếu sản xuất khoảng 5.000 tấn phân vi sinh, tận dụng 100% phế thải của quá trình chế biến sắn củ tươi, rồi bán nợ phaâ bón cho nông dân mà chủ yếu là người Vân Kiều, Pa Cô với giá rẻ hơn giá thành sản xuất. Sau ba năm, ước tính đã có trên 1.800 hộ với tổng số 9.000 người được hưởng lợi từ dự án, chủ yếu nhờ tăng thu nhập từ trồng sắn có bón phân vi sinh.

 
Người dân tộc Vân Kiều ở Hướng Hóa bón phân vi sinh cho sắn
 
Kết quả chọn mẫu ngẫu nhiên do ADB tiến hành trên 37 hộ ở vùng trồng sắn Hướng Hóa cho thấy, thu nhập từ mỗi ha sắn chênh lệch khá nhiều, từ 14 triệu đồng khi không bón phân thành 60 triệu đồng sau khi tham gia bón phân.
Ông Hồ Xuân Hiếu, Tổng giám đốc TNHH Thương mại Quảng Trị, cho biết: “Phân bón vi sinh giúp chúng tôi nâng cao năng suất cây sắn, đảm bảo được nguồn cung sản phẩm cho nhà máy và từ đó cải thiện đời sống của người dân địa phương. Chúng tôi luôn xem bà con nông dân là trọng tâm trong mọi hoạt động sản xuất của mình. Về lợi nhuận thì nguồn thu từ bán phân vi sinh không đủ bù chi phí, cty thu lợi từ cây sắn là chủ yếu, được lợi nhuận cao là nhờ phân bón vi sinh cho sắn.
Vì vậy, chúng tôi đã có kế hoạch nâng công suất nhà máy phân vi sinh hiện nay từ 5.000 tấn/năm lên 8.000 tấn/năm, cung cấp cho gần 9.000 hộ trồng sắn và khoảng 2.000 hộ trồng các loại cây công nghiệp khác.
Nhận xét về dự án, tại hội nghị tổng kết, ông Nguyễn Đức Cường- Chủ tịch tỉnh Quảng Trị cho biết, dự án đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi. Hộ nghèo được giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo nhanh...
Ông Buddhika Samarasinghe, trưởng nhóm tư vấn Dự án M4P2 của Quỹ Thách thức Việt Nam nói: “ Dự án sản xuất phân bón vi sinh cho cây sắn tại huyện Hướng Hoá có tiềm năng lớn ở nhiều khía cạnh, như bền vững về mặt thương mại, mang lại những tác động tích cực về mặt môi trường, và đồng thời cũng có cơ hội lớn để được nhân rộng. Đây là mô hình cho nhiều cty chế biến tinh bột sắn khác ở Việt Nam học tập, và từ đó có thể có tác động tới hàng chục nghìn người nghèo khác. Chúng tôi luôn mong đợi điều gì đó sáng hơn nữa từ dự án này.”
Từ hiệu quả của dự án phân vi sinh bón lót cho cây sắn, Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hoá đã đạt giải 3 Vifotec toàn quốc lần thứ 11 và được ADB chọn báo cáo điển hình “Giải pháp chế biến rác thải thành phân vi sinh” cho khối Asean tháng 6/2012 sắp đến.

 
Theo NNVN
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập144
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm134
  • Hôm nay31,667
  • Tháng hiện tại210,234
  • Tổng lượt truy cập90,273,627
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây