Học tập đạo đức HCM

Nghiên cứu mang lại lợi ích cho nông dân trên toàn thế giới

Thứ hai - 03/10/2016 03:14
Các nhà khoa học thực vật thuộc Trường Đại học Guelph lần đầu tiên đã cho thấy một giống cây cổ xưa kết hợp như thế nào với một loại vi khuẩn có lợi để bảo vệ chống lại tình trạng bị nhiễm nấm bệnh, một khám phá có thể có lợi cho hàng triệu nông dân và gia súc ở các nước đang phát triển. Giáo sư nông nghiệp thực vật Manish Raizada cho biết: Khám phá này cũng có thể vạch ra con đường hướng tới một phương pháp điều trị tự nhiên để ngăn chặn các tác nhân gây bệnh ở cây trồng quan trọng khác được trồng trên toàn thế giới bao gồm ngô và lúa mì.

Ông là tác giả của bài báo được công bố trên tạp chí Vi sinh vật tự nhiên. Bài viết mô tả một cơ chế bảo vệ mới cho phép cây trồng phối hợp với vi khuẩn sống trong rễ để tránh bị nhiễm nấm Fusarium graminearum. Loại nấm này tạo ra một chất độc có thể gây bệnh cho vật nuôi và con người.
Vi khuẩn M6 sống trong rễ của cây kê, một loại ngũ cốc được trồng bởi nông dân ở châu Phi và Nam Á. Hàng triệu người dân dựa vào cây trồng này, loại cây đầu tiên được thuần hóa ở Đông Phi vào khoảng 5.000 năm trước Công nguyên. Cây trồng này từ lâu đã được biết đến là có khả năng kháng bệnh nấm. Thông qua quan sát kính hiển vi, Mousa đã nắm bắt được cơ chế hoạt động của cây.
Cảm nhận được các tác nhân gây bệnh gần rễ cây, loại vi khuẩn này xâm nhập vào đất và nhân lên đến hàng triệu tế bào hình thành một hàng rào bảo vệ trên bề mặt rễ. Thậm chí ấn tượng hơn, lông rễ của cây trồng phát triển dài gấp nhiều lần chiều dài bình thường của chúng. Các lông rễ và các tế bào vi khuẩn tạo thành một tấm thảm dày đặc ngăn chặn nấm.
Mousas tìm thấy rằng các sản phẩm tự nhiên của các vi khuẩn này sau đó giết chết nấm. Raizada cho biết: “Đây dường như là một cơ chế bảo vệ mới cho các loài thực vật”.
Ông so sánh cơ chế này với hệ thống miễn dịch của con người, với tế bào thực vật không di chuyển tuyển chọn các vi khuẩn di động để tìm và tiêu diệt các mầm bệnh. Ông cho biết phát hiện này có thể giúp các công ty nông nghiệp phát triển phương pháp xử lý hạt giống sử dụng M6 để bảo vệ các cây trồng nhạy cảm và được trồng rộng rãi như ngô và lúa mì chống lại nấm bệnh. Nông dân đã phải chi hàng chục triệu đô la chống lại các tác nhân gây bệnh cây trồng như nấm Fusarium.
Trường Đại học Guelph đã cấp phép cho kết quả nghiên cứu này cho một công ty nông nghiệp sử dụng. Các vi khuẩn này hiện đang được thử nghiệm ở cây ngô và lúa mì Canada. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng M6 cũng bảo vệ cây trồng chống lại các loại nấm khác.

Nguồn: Mard.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập830
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại766,559
  • Tổng lượt truy cập93,144,223
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây