Học tập đạo đức HCM

Người nông dân sáng chế máy cấy không động cơ

Thứ hai - 23/05/2016 23:55
Dù chưa được học qua trường lớp về kỹ thuật cơ khí, nhưng nhờ sự say mê nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ông Vũ Văn Dung, 54 tuổi, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, đã sáng chế chiếc máy cấy không động cơ, sử dụng được trên nhiều địa hình đồng đất và đạt năng suất cấy cao, giúp ích việc đồng áng cho bà con nông dân.
Sinh ra và lớn lên trên vùng đất thuần nông, thấu hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân nên ông Dung luôn ấp ủ sáng chế được một số loại máy móc giúp giảm sự vất vả của người nông dân trên đồng ruộng. Từ niềm đam mê với sáng chế khoa học kỹ thuật cộng với kinh nghiệm tích lũy trong 20 năm làm nghề sửa chữa xe máy, ông Dung đã mày mò tự vẽ bản thiết kế sáng chế chiếc máy cấy không động cơ. 

Ông Nguyễn Văn Dung hướng dẫn sử dụng máy cấy.

Đầu năm 2015, sau khi đã hoàn thành bản vẽ, ông Dung tận dụng vật liệu từ những chiếc xe máy, xe đạp cũ, hỏng và bắt tay vào gia công, lắp ráp chiếc máy cấy. Tuy nhiên, suy nghĩ ra bản vẽ sáng chế máy cấy đã khó, đến khi bắt tay vào thực hiện mới thấy khó khăn hơn nhiều. "Từ chọn vật liệu, đo đạc đến hàn ghép các chi tiết, tất cả đều phải được làm chuẩn thì máy mới hoạt động hiệu quả được", ông Dung chia sẻ. 

Để hoàn thiện chiếc máy cấy, ông Dung phải làm đi làm lại nhiều lần. Cứ mỗi lần hoàn thành chiếc máy đưa vào sử dụng thử thấy chưa phù hợp, ông Dung lại tháo ra nghiên cứu và làm lại. Toàn bộ chi phí nghiên cứu, sản xuất ra đời chiếc máy cấy đều do ông Dung tự bỏ ra với hàng chục triệu đồng. Nhưng dường như khó khăn không làm ông Dung nản chí, mà càng thôi thúc ông say mê hoàn thành tâm nguyện. Tháng 10/2015, chiếc máy cấy không động cơ hoàn thiện và đưa vào sử dụng thành công.

Ông Dung cho biết, máy cấy không động cơ có cấu tạo 3 phần gồm khay để mạ, tay kéo và khung gắp mạ. Khay mạ được làm bằng tôn chống rỉ, khung bằng thép U loại nhỏ, thiết kế nghiêng 45 độ để mạ có thể tự động chảy xuống khung gắp mạ. Khi mạ chảy xuống đến đâu, tay kéo hoạt động gắp mạ đến đó. Cứ lần lượt 4 cây mạ một gắp sẽ được đưa vào đúng vị trí và khung dập sẽ làm nhiệm vụ như bàn tay người cắm mạ xuống đất. 

Ưu điểm của máy cấy không động cơ là không tốn nhiên liệu, mạ cấy thẳng hàng, khoảng cách giữa các gốc mạ được cố định là 18 cm. Máy chỉ nặng 25 - 30 kg nên dễ vận chuyển, sửa chữa, sử dụng được trên nhiều loại đồng đất với năng suất cấy một sào cho mỗi giờ làm việc. 

Ông Nguyễn Văn Tuấn, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô chia sẻ, gia đình tôi có 5 sào lúa, để cấy được 5 sào phải mất nhiều ngày mới xong. Vào mùa vụ, thời gian cấy kéo dài khiến cho lúa phát triển không đồng đều và không thuận lợi cho việc chăm bón. Từ khi sử dụng máy cấy không động cơ, với diện tích 5 sào lúa chỉ cần 1 người cấy và với thời gian 1 ngày là xong. Máy rất dễ sử dụng giúp ích rất nhiều cho bà con nông dân. 

Thấy chiếc máy của ông Dung hiệu quả, bà con quanh vùng đến xem và nhiều người đã đặt hàng. Tiếng lành đồn xa, sản phẩm máy cấy không động cơ của ông Dung được bán ra nhiều tỉnh thành khác như Hà Nam, Nam Định, Hà Tây,… Đến nay, ông Dung đã sản xuất và tiêu thụ được hơn 50 máy cấy cho thị trường, trung bình mỗi chiếc có giá bán từ 4 - 5 triệu đồng/chiếc. 

Để đáp ứng được số lượng đơn đặt hàng, ông Dung phải tạm nghỉ việc sửa xe máy để chuyên tâm vào sản xuất máy cấy không động cơ. Hiện ngoài việc chế tạo thành công máy cấy lúa không động cơ, ông Dung còn sử dụng các động cơ xe máy cũ để chế tạo, làm ra nhiều loại máy móc khác như máy bơm nước, máy thái chuối… và được nhiều người dân tin tưởng, đặt hàng.
Bài và ảnh: Hải Yến
Theo Baotintuc.vn
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập226
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm213
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,281
  • Tổng lượt truy cập85,139,317
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây